Gợi ý thực hiện 5S giúp nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp

authorHòa Lê 07:08 20/03/2016

(VietQ.vn) - 5S là phương pháp quản lý có thể giúp nâng cao năng suất chất lượng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra lúng túng trước phương pháp này.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX. Theo định nghĩa 5S là Seiri (Sàng lọc những thứ không cần thiết tại nơi làm việc và bỏ đi), Seiton (Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp để dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy), Seiso (Sạch sẽ vệ sinh thiết bị, dụng cụ và nơi làm việc), Seiketsu (Săn sóc nơi làm việc bằng cách luôn thực hiện 3S trên) và Shitsuke (Sẵn sàng giáo dục rèn luyện để mọi người thực hiện 4S trên một cách tự giác).

Năng suất chất lượng: Gợi ý khi thực hiện 5S trong doanh nghiệp5S là phương pháp quản lý có thể giúp hạn chế lãng phí, cải thiện năng suất chất lượng

5S là phương pháp quản lý có thể giúp hạn chế lãng phí, cải thiện năng suất, tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa (DNSXNVV). Nhiều doanh nghiệp khi áp dụng lại tỏ ra lúng túng. Dưới đây là 1 số gợi ý khi thực hiện 5S trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

Tập đoàn TOYOTA, Nhật Bản đã đưa ra 7 loại lãng phí trong hoạt động sản xuất đó là: sản xuất dư thừa, thời gian chờ đợi, vận chuyển hàng hóa không hợp lý, hàng tồn kho dư thừa, quy trình sản xuất, việc di chuyển trong công việc không hợp lý và sản phẩm hư hại.

Các loại lãng phí trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ, năng suất chất lượng giảm tại nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy khi thực hiện phương pháp 5S, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm đó là tìm ra các điểm lãng phí để loại bỏ.

Năng suất chất lượng: Gợi ý khi thực hiện 5S trong doanh nghiệpĐể 5S được “nhuần nhuyễn” trong doanh nghiệp, người đứng đầu cần kiểm soát quá trình thực hiện bằng phương pháp trực quan

Gợi ý tiếp theo đó là tiến hành 5S khoảng 5 phút trước hoặc sau giờ làm việc mỗi ngày. Chú ý nhiều hơn tới các khu vực chung như: căng tin, nhà vệ sinh, vườn, hành lang ngoài, bãi đỗ xe,… Các doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện thí điểm trước 1 mô hình trong tổ chức sau đó nhân rộng ra.

Để 5S được “nhuần nhuyễn” trong doanh nghiệp, người đứng đầu cần kiểm soát quá trình thực hiện bằng phương pháp trực quan. Chỉ ra các bằng chứng mà nhân viên cần phải tăng cường hoạt động 5S. Phải không ngừng cải tiến môi trường làm việc.

Tại Nhật Bản, 5S không chỉ là những nguyên tắc mà đã trở thành tập quán quản trị trong doanh nghiệp. Đó là văn hóa “sạch sẽ” nơi công sở nhằm triệt tiêu sự lãng phí và tăng năng suất chất lượng.

Hòa Lê

 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang