3 gợi ý sản phẩm để phòng ngừa bệnh lở cổ rễ cây đậu phộng

author 06:08 24/08/2019

(VietQ.vn) - Đậu phộng (lạc) là loại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ở hầu khắp các vùng của Việt Nam. Tuy không tốn nhiều công chăm sóc nhưng đậu phộng cũng hay xuất hiện một số loại bệnh, trong đó lở cổ rễ là loại bệnh phổ biến.

Bệnh lở cổ rễdo nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nấm bệnh lưu tồn trong tàn dư cây bị bệnh, đất và lây lan qua gió, nước. Nhiệt độ nóng ẩm là điều kiện thích hợp để nấm phát triển, từ 25-30 độ C.

Triệu chứng của bệnh trên cây con được biểu hiện là cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

Bệnh làm cây yếu dần và chết nếu không phòng trừ kịp thời

Ở cây lớn, bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh chậm phát triển và thường bị chết.

Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ. Ngoài gây lở cổ rễ nấm còn gây bệnh thối khô quả.

Tuy nhiên, ở ngoài đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành, có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.

Để phòng trừ bệnh, bà con cần kết hợp biện pháp canh tác và biện pháp hóa học hợp lý.

Về biện pháp canh tác, bà con lưu ý nên vệ sinh đồng ruộng, tàn dư thực vật từ các vụ trước bằng cách nhổ bỏ những cây bị bệnh, đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh; làm đất kỹ, cày ải phơi đất; lên luống cao tránh để ruộng đọng nước hoặc quá ẩm; chỉ dùng hạt giống không bị bệnh; trồng luân với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh như cây lúa nước, ngô…

Trường hợp ruộng đậu phộng bị bệnh vào giai đoạn 20 ngày, bà con cần sớm phát hiện và nhổ bỏ cây bệnh, rồi tưới nước vôi bột 4% vào đất nơi gốc cây bệnh nhằm hạn chế sự lây lan của mầm bệnh; thiêu đốt xác cây bệnh còn lại trên ruộng, hoặc vùi sâu hơn 10 cm. Khi chăm sóc và vun gốc, bà con nên tránh gây vết thương ở gốc thân, rễ và cành lạc. Đặc biệt, cần quan sát kỹ triệu chứng bệnh và diễn tiến phát triển của bệnh để có hành động phù hợp.

Aviso 350SC, Catcat 250EC, Vali 5SL – 3 “khắc tinh” bệnh lở cổ rễ cây đậu phộng

Về biện pháp hóa học, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc Aviso 350SC, Catcat 250EC, Vali 5SL của Công ty Cổ phần Nông dược HAI để phòng trừ bằng cách phun vào thân và gốc cây. Hàm lượng sử dụng đối với Vali 5SL là 25 ml/10 lít nước; Aviso 350SC là 10 ml/10 lít nước; Catcat 250EC là 10 ml/ 10 lít nước.

Ngoài đậu phộng, bệnh còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như đậu nành, đậu xanh, rau, dưa, cà, ớt…  nên bà con có thể áp dụng chung những loại thuốc này cho các loại cây.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI

Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phương Đakao, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088

Website: www.congtyhai.com

Hồng Tiệp

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang