Những điều cần lưu tâm khi ăn quả hồng

author 16:34 06/10/2015

(VietQ.vn) - Quả hồng chín không những là món ăn được nhiều người yêu thích mà trong Đông y còn dùng để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người còn mắc sai lầm ăn uống khi sử dụng quả hồng.

Sự kiện: Mẹo vặt gia đình

Cứ vào độ tháng 9 – 10, nhắc đến những trái cây của mùa thu người ta lại không thể quên cái vị thơm ngọt, dòn dòn của trái hồng. Quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao. Tuy nhiên nhiều người còn mắc sai lầm ăn uống khi sử dụng loại quả này.

Ăn lúc đói

Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới dạng axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

Nhiều người còn mắc sai lầm ăn uống khi sử dụng quả hồng

Nhiều người còn mắc sai lầm ăn uống khi sử dụng quả hồng

Ăn vỏ hồng

Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, người dùng không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.

Người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày vẫn ăn

Những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn. Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn hòng. Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ăn hồng sau khi ăn trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Ăn quả hồng sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính

Ăn quả hồng sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính

Ăn hồng khi ăn canh cua

Qủa hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Ăn hồng với khoai lang

Không nên ăn hồng với khoai lang vì trong khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Ăn hồng cùng khoai lang là một trong những sai lầm ăn uống thường gặp

Ăn hồng cùng khoai lang là một trong những sai lầm ăn uống thường gặp

Ăn cùng thịt ngỗng

Thịt ngỗng và hồng không nên ăn cùng nhau. Trong thịt ngỗng có chứa lượng protein rất dồi dào và nếu kết hợp với chất tanin trong quả hồng rất dễ ngưng tụ thành protein acid tannic. Chất này tích tụ trong dạ dày sẽ gây ra những cơn đau bụng, sốt cao, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Ăn hồng khi uống rượu

Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.

Hà Phương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang