Áp dụng Lean Six Sigma nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp

author 22:15 07/12/2014

(VietQ.vn) - Để duy trì lợi thế cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hóa và nâng cao năng suất chất lượng một cách hiệu quả, phương pháp Lean Six Sigma hiện đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, mang lại những thay đổi có tính đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Để duy trì lợi thế cạnh tranh trong thời đại toàn cầu, đồng thời bắt kịp xu hướng của những tập đoàn hàng đầu thế giới, nhiều công ty và doanh nghiệp đã biết đến việc sử dụng các phương pháp nâng cao năng suất chất lượng. Tiêu biểu trong số đó là phương pháp sản xuất tinh gọn Lean nhằm giảm lãng phí trong quá trình sản xuất và công cụ Six Sigma giúp tăng chất lượng, cải thiện năng suất. 

Bằng việc áp dụng những chương trình cụ thể phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp, các sản phẩm sẽ được tung ra thị trường một cách nhanh chóng hơn, làm hài lòng khách hàng và duy trì thị phần ổn định trong nhiều lĩnh vực. Nói một cách đơn giản, việc cải thiện năng suất hoạt động của một công ty bao gồm việc thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra những quyết định có hiệu quả.

Hoạt động của công ty có thành công hay không phụ thuộcphần lớn vào việc phân chia công việc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm chia sẻ dữ liệu, thông tin và sử dụng cũng như hiểu được chúng một cách hiệu quả. 

Bước đầu tiên khi muốn áp dụng phương pháp tinh gọn và công cụ Six Sigma nhằm nâng cao năng suất chất lượng là xác định quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của một công ty bao gồm yếu tố con người, quy trình sản xuất, và các công nghệ cần thiết cũng như những nguồn tài nguyên và thông tin liên quan cũng như các thủ tục cần thiết trong toàn doanh nghiệp.

Lean Six Sigma giúp nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp vô cùng hiệu quả

Lean Six Sigma giúp nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp vô cùng hiệu quả. Ảnh minh họa

Đánh giá quy trình  sản xuất theo sơ đồ sẽ giúp các chuyên gia kinh doanh tiếp cận, giám sát và xác định các dự án cải tiến quy trình hoạt động. Sau đó, các nhà quản lý dự án có thể đưa ra những vấn đề cần ưu tiên và lập kế hoạch hoạt động theo quy trình mới để khắc phục những vấn đề đang tồn tại. Bằng cách giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng, không đạt yêu cầu và loại bỏ các quy trình rườm ra không cần thiết, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất một cách nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên các báo cáo để phân tích dữ liệu tài chính và nắm được mức độ hài lòng của khách hàng. Những nhà lãnh đạo tài năng là người ý thức được tầm quan trọng của việc phổ biến dữ liệu, thông tin toàn diện đến các nhà quản lý dự án để họ có thể phát triển các kế hoạch cải tiến quy trình sản xuất, phân bổ nguồn lực, hoàn thành các nhiệm vụ, quản lý ngân sách và xác định liệu dự án đáp ứng các mục tiêu của công ty hay không, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Doanh nghiệp cần ây dựng các tiêu chí chung cho quá trình chuẩn hóa các dự án để đảm bảo rằng các nhà quản lý  đánh giá hoạt động của doanh nghiệp một cách nhất quán, có hệ thống và áp dụng những thay đổi một cách thích hợp.

Ví dụ, nếu mức độ hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm bất kỳ giảm xuống dưới 50%, doanh nghiệp cần tiến hành một cuộc điều tra nhằm tìm ra những vấn đề  có thể  khắc phục bằng cách thay đổi quy trình sản xuất, nhằm cải thiện độ tín nhiệm của khách hàng. 

Một doanh nghiệp có tầm nhìn là doanh nghiệp biết tạo ra những bảng cân đối hoạt động dựa trên thông tin từ kho dữ liệu an toàn. Xác định cụ thể các thông số tài chính như doanh số bán hàng hàng tháng, các thông số khách hàng như số lượng các cuộc gọi hỗ trợ sản phẩm, các thông số liên quan đến quy trình hoạt động sản xuất của công ty như số lượng hàng hóa, sản phẩm làm ra mỗi tháng, thông số nhân sự như số lượng đội ngũ nhân viên hiện thời.

Khi các doanh nghiệp thực hiện những thay đổi nhằm cải tiến quy trình hoạt động, cũng nên lưu ý đến bất kỳ thay đổi nhỏ nào diễn ra trong quá trình hoạt động để xác nhận rằng hướng đi mới là phù hợp và thành công. Hơn nữa, theo dõi thông tin từ các dự án cải tiến quy trình hoạt động để thực hiện những thay đổi toàn diện trên tất cả các mặt cũng là điều vô cùng cần thiết.

Đi kèm theo đó, các nhà lãnh đạo phải phân tích chi phí và  tính toán lợi nhuận mà những thay đổi này đem lại. Mỗi doanh nghiệp hay công ty nên tạo một trang web mạng nội bộ đăng tải các báo cáo, bảng cân đối hoạt động và những ví dụ thành công điển hình từ các doanh nghiệp khác để học hỏi. Đồng thời doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả các nhân viên có thể truy cập, tiếp cận các thông tin và được đào tạo một cách bài bản về thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất sản xuất.

Phương Trâm


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang