Dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp người tiêu dùng cần cảnh giác

author 12:38 06/10/2015

(VietQ.vn) - Nguyên tắc bất di bất dịch đối với bất kỳ mạng kinh doanh bán hàng đa cấp nào là muốn tham gia mạng lưới bắt buộc phải mua sản phẩm và lôi kéo nhiều người cùng tham gia để hưởng hoa hồng.

Kinh doanh đa cấp (Multi-level Marketing) hay Bán hàng đa cấp (BHĐC) là thuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty mà không phải qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.

Bán hàng đa cấp có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, tuy nhiên đã có nhiều công ty lợi dụng phương pháp này để thực hiện hành vi lừa đảo, gây hoang mang và bất bình trong nhân dân.

Nguyên tắc bất di bất dịch đối với bất kỳ mạng Kinh doanh bán hàng đa cấp nào muốn tham gia kinh doanh mạng là bất đắc dĩ phải mua sản phẩm và tiền đặt cọc là thủ tục đầu tiên được đưa ra, với mỗi sản phẩm có giá hàng triệu đồng mà cả người mua và người bán “tự thỏa thuận ngầm” là chất lượng sản phẩm là một phần và tiền chi hoa hồng tạo nên giá thành sản phẩm đó. Như vậy, vô hình chung, người mua sản phẩm đã trả một khoản tiền để mua chỗ làm việc.

Để tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, mỗi người phải dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới

Để tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, mỗi người phải dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới. Ảnh minh họa

Các chuyên gia đã đưa ra các hướng dẫn giúp người tiêu dùng (NTD) nhận diện doanh nghiệp (DN) bán hàng đa cấp bất chính bằng các cách như sau:

(1) Người bán hàng thường yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia vào mạng lưới của DN bán hàng đa cấp;

(2) Không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật định và không cam kết mua lại với giá tối thiểu 90% mức đã bán;

(3) Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới;

(4) Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác bán hàng đa cấp;

(5) Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia;

(6) Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng;

(7) Không quan tâm tới hàng hóa, hàng hóa chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường;

(8) Buộc và hối thúc người tham gia mua hàng mặc dù biết không bán được hàng gây rối NTD.

Hạnh Chi (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang