Bạo lực leo thang tại Ucraina khi Nga phải chịu sự trừng phạt mới

author 06:51 01/05/2014

(VietQ.vn) - Bạo lực đã nổ ra ở miền đông Ucraina khi hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Nga xông vào tòa nhà lớn tại các thành phố Lugansk. Những leo thang của cuộc khủng hoảng diễn ra sau khi Nga cáo buộc phương Tây khôi phục lại chính sách “Bức màn sắt”.

Một nhóm vũ trang khoảng 30 người mang theo sung trường và lựu đạn đã tấn công trụ sở cảnh sát khu vực tại thành phố Lugansk. Đây được cho là thời điểm diễn ra những mâu thuẫn tồi tệ nhất của cuộc đối đầu Đông – Tây kể từ sau Chiến Tranh Lạnh.

bạo loạn ukraina

Một người ủng hộ Nga cầm vũ khí chuẩn bị tấn công một tòa nhà

Trước đó lực lượng vũ trang này cũng  đã chiếm giữ văn phòng tư pháp khác trong khu vực, xé rách xuống lá cờ Ucraina và thay thế bằng với Nga.

Hơn một chục thị trấn và thành phố ở phía đông Ukraina hiện nay có rất nhiều các nhóm phiến quân ủng hộ của Nga. Những lực lượng này cho rằng chính quyền Kiev do phương Tây hậu thuẫn là “bất hợp pháp” và muốn giải pháp độc lập hoặc sát nhập hoàn toàn vào Nga. 

bạo loạn tại ukraina

Lực lượng nổi dậy trên một đường phố

Lực lượng cảnh sát lúc này đã không thể dập tắt được bạo lực, Tổng thống Ucraina Oleksandr Turchynov trong một phát biểu mới đây kêu gọi “những người yêu nước” trong khu vực bạo loạn đồng hành cùng các lực lượng cảnh sát để chống lại các cuộc nổi dậy ủng hộ Nga đang đe dọa phá hoại đất nước.

bạo loạn ukraina

Những người dân ủng hộ Nga 

Các bất ổn leo thang từ đầu tuần khi hai nhóm biểu tình ủng hộ Nga và ủng hộ chính quyền Kiev đụng độ nhau tại Lugansk làm nhiều người bị thương trong đó có đại sứ của Washington. Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi Nga cáo buộc Mỹ áp dụng chính sách trừng phạt “Bức màn sắt” vào hôm thứ hai vừa qua. Chính sách này được cho là sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành công nghệ cao của Nga.

bạo loạn tại Ukraina

Khói trên một tòa nhà bị lực lượng nổi dậy chiếm đóng

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trong một chuyến đến thăm Crimea mới được sát nhập cho biết, các chính sách xử phạt luôn là một chiếc boomerang và sẽ sẵn sàng phản lại tác dụng cho những người khởi động nó. Ông Rogozin cảnh báo thêm, các chính sách này đang "phơi bày các phi hành gia trên ISS". 

Trạm vũ trụ quốc tế ISS là hoạt động phối hợp của Nga , Mỹ, Châu Âu , Nhật Bản và Canada. Các phi hành gia phải phụ thuộc vào tên lửa Soyuz của Nga để chuyên chở họ giữa nơi đây và trái đất kể từ khi NASA loại bỏ các tàu con thoi không gian vào năm 2011.

Thanh Tùng


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang