Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử

author 16:25 28/09/2020

(VietQ.vn) - Song song với lợi ích, thương mại điện tử cũng phát sinh nhiều vấn đề, trong đó nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối, lừa khách hàng, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Trong sân chơi này, người tiêu dùng luôn ở thế yếu và cần được bảo vệ.

Theo thống kê, tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam rất nhanh, trên 30% mỗi năm và dự báo còn tăng cao hơn nữa. Giao dịch mua bán qua mạng là xu thế tất yếu, nhất là sau dịch Covid-19, hình thức giao dịch này càng phát triển hơn. Thay vì trước đây, người mua hàng phải ra chợ thì nay việc mua hàng thường diễn ra rất nhanh, chỉ bằng 1 thao tác click chuột hoặc 1 tin nhắn trên Facebook là có thể hoàn tất giao dịch.

Trong sân chơi thương mại điện tử, người tiêu dùng luôn ở thế yếu và cần được bảo vệ. Ảnh minh họa. 

Song song với lợi ích, thương mại điện tử cũng phát sinh nhiều vấn đề, trong đó nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối, lừa khách hàng, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không giống những gì họ đã quảng cáo. Trong sân chơi này, người tiêu dùng luôn ở thế yếu và cần được bảo vệ. 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Nhà nước đã ban hành Luật về thương mại điện tử. Chính phủ cũng có các Nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, pháp luật không phủ sóng hết được. “Những đối tượng kinh doanh gian lận họ tìm đủ mọi kẽ hở để khai thác. Vì vậy, tôi cho rằng, công tác quản lý Nhà nước cần phải được tăng cường”, ông Hùng nói.

Theo đó, cần có sự phối hợp và thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công thương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet.

Thực hiện Quyết định số 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” nhằm tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào công tác bảo vệ người tiêu dùng. Mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 150 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng được tư vấn và đăng ký tham gia Chương trình.

Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử trong việc bảo vệ người tiêu dùng; cam kết bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Về phía người tiêu dùng, các chuyên gia cho rằng, tiện lợi đang dần dẫn đến sự dễ dãi khi mua bán hàng qua mạng. Nhưng chọn sự tiện lợi, khách hàng cũng “dễ tính” và cũng rất dễ tin người bán hàng xa lạ trên mạng. Khi đến cửa hàng, nhiều người lựa chọn rất kỹ, “cò kè” trả giá... nhưng chỉ nhìn vài tấm hình trên mạng và mất chừng vài phút đã nhanh chóng đặt hàng. Khi nhận hàng cũng hấp tấp hơn vì không có thời gian, không gian cũng không tiện để kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm... Chính sự dễ dãi, bỏ qua lỗi sai của những kiểu bán hàng “chộp giật” nhiều khi tiếp tay cho chuyện mua bán gian dối, hàng gian, hàng giả hoành hành.

Xử lý 96 doanh nghiệp có giao dịch liên kết vi phạm các quy định về giá(VietQ.vn) - Cục Thuế TP.Hà Nội đã phát hiện và xử lý 96 doanh nghiệp có giao dịch liên kết do vi phạm các quy định về giá thị trường theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang