Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tiếp Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam

author 15:16 30/08/2017

(VietQ.vn) - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh vừa có buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Ilkka - Pekka Simila khi ông tới chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

 Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Ilkka-Pekka Simila

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã cảm ơn Chính phủ Phần Lan, Bộ Ngoại giao Phần Lan, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và cá nhân Ngài Đại sứ vì sự ủng hộ quý báu đối với hoạt động KHCN và Đổi mới sáng tạo của Việt Nam và Bộ KH&CN. Đặc biệt, Bộ trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ và ủng hộ có hiệu quả của Chính phủ Phần Lan đối với Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) giai đoạn 1 và 2, góp phần thúc đẩy hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia của Việt Nam đóng góp tích cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Phần Lan vào tháng 2/2008, mối quan hệ giữa hai nước đã có những bước tiến vượt bậc trên mọi phương diện. Trong lĩnh vực KH&CN, Bộ KH&CN đã ký kết lại bản ghi nhớ về hợp tác KH&CN đã ký năm 1995, trong đó hai bên đã xác định rõ cần phải xây dựng một chương trình hợp tác cụ thể; xác định một cơ chế tài chính phù hợp. Đến tháng 7/2009, Bộ KH&CN đã chính thức ký kết Hiệp định khung Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP I); trên cơ sở kết quả của IPP I, hai bên đã nhất trí tiếp tục triển khai pha II từ 3/2014 đến 10/2018. Trong 3 năm vừa qua, Dự án IPP2 đã có những kết quả nổi bật trong việc xây dựng thể chế, chính sách quan trọng trong lĩnh vực ĐMST, khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ có ý nghĩa to lớn và tác động dài hạn tới hệ thống ĐMST quốc gia, đóng góp tích cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Bên cạnh đó, tháng 3/2016, Bộ KH&CN và Quỹ Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Tekes Phần Lan đã ký Bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực KH&CN. Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ này, hai bên đang triển khai Chương trình BEAM (Business for Impact) Việt Nam với Quỹ Tekes. Trong thời gian qua, thông qua IPP I và IPP II, Phần Lan đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc đào tạo cán bộ quản lý KHCN và ĐMST; cán bộ nghiên cứu KH&CN và nguồn nhân lực chung của Việt Nam về ĐMST và khởi nghiệp. Thời gian tới, hai nước đang xây dựng “Chiến lược hợp tác Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2016-2020, trong bối cảnh quan hệ hai nước chuyển từ hợp tác phát triển sang đối tác thương mại. Chiến lược hợp tác mới sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực thế mạnh của Phần Lan là: nước; lâm nghiệp; KHCN và ĐMST; năng lượng và các giải pháp công nghệ sạch; giáo dục và đào tạo. Phần Lan là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm quý báu trong quản lý hệ thống ĐMST quốc gia.

Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Ilkka - Pekka Simila cảm ơn Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ KH&CN nói riêng đã tạo điều kiện cho ông được hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Ông Ilkka – Pekka Simila khẳng định, trên cương vị công tác mới ông sẽ tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Phần Lan và Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói về những dấu ấn công nghệ của Viettel (VietQ.vn) - Rất nhiều điểm nhấn từ mô hình của Viettel tác động trở lại chính sách, để trở thành lực đẩy tiếp theo cho các doanh nghiệp đi sau.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang