Bộ trưởng tài chính Đức sẽ khóc nếu nước Anh rời khỏi EU

author 15:26 14/04/2016

(VietQ.vn) - Bộ trưởng Tài chính Đức nói rằng ông sẽ khóc nếu nước anh rời khỏi EU.

Người Đức thường được cho là không biết đến cảm xúc và ngài Bộ trưởng Tài chính nổi tiếng là cứng rắn của nước này, Wolfgang Schäuble, cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, khi được hỏi rằng nước Đức sẽ làm gì nếu nước Anh bỏ phiếu để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), ông đã không thể che dấu cảm xúc thật của mình. “Tôi sẽ khóc” – nhà chính trị 73 tuổi cho biết.

Bộ trường tài chính của Đức 'sẽ khóc' nếu nước Anh rời khỏi EU

Bộ trưởng tài chính của Đức sẽ khóc nếu nước Anh rời khỏi EU

Thoạt nghe, đây có thể là một câu trả lời mang tính bông đùa. Tuy nhiên đối với Đức, kẻ quyền lực đang ngày càng đơn độc phía sau EU, việc để lộ cảm xúc thật về tình thế nguy hiểm của Berlin khi London bỏ phiếu rời khỏi EU vào 23/6 như Anh nói. Theo quan điểm của Schäuble và các nhà hoạch định chính sách hàng đầu khác của Đức, sự ra đi của Anh có thể là thảm họa - cho Đức và cho viễn cảnh về một châu Âu hợp nhất mà Berlin đã kiên định tìm cách xây dựng ngay từ những ngày đầu tiên.

Tuy nhiên, đáng buồn là viễn cảnh này đang chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, từ sự gia tăng phe cực hữu, từ cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có và của một nước Nga đang trỗi dậy. Tất cả tạo ra một vết rạn nứt trong liên minh EU suốt 2 năm qua. Nhưng trên hết, một cuộc bỏ phiếu để quyết định sự ràng buộc giữa Anh và EU mà có thể đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên rút khỏi một liên minh vốn chỉ biết đến từ 'mở rộng' sẽ tạo vết thương trầm trọng nhất cho tất cả.

Với tỷ lệ bầu cử cho thấy cuộc đấu tranh không cân sức, Đức đã bắt đầu lặng lẽ đoán được lựa chọn khó có thể chấp nhận mà họ sẽ phải đối mặt nếu Anh chọn cách không tham gia vào EU nữa: Đức sẽ phải chứng kiến EU dần bị tách rời hoặc cố gắng giành lấy vai trò bá chủ châu Âu mà Berlin đã né tránh một cách khéo léo kể từ khi tham vọng quyền lực khiến nước này bị sa lầy trong Thế chiến II.

“Đức không muốn rơi vào cảnh ngộ này”, Daniela Schwarzer, giám đốc của văn phòng Berlin thuộc German Marshall Fund cho biết. “Đức muốn dẫn dắt EU nhưng không muốn làm điều đó một mình” - ông này nói.

Cùng với Pháp và Đức, từ lâu Anh đã là một trong những thành phần chủ chốt trong nỗ lực tạo dựng một sự thống nhất ở châu Âu. Nhưng dù người Đức đã làm việc theo một cách truyền thống như chiếc máy gia tốc cho mục tiêu này thì niềm tin về nhiệm vụ hợp nhất châu Âu vì hòa bình và thịnh vượng vẫn còn xa. Trong khi đó, không thể phủ nhận Anh đã cống hiến lâu dài, chịu đựng mọi thử thách để hợp nhất đầy đủ phương diện chính trị và kinh tế của châu Âu.

Sự khác biệt giữa Đức và Anh trong mối liên hệ với EU có thể được nhìn ra từ lá cờ bay phấp phới trên nóc tòa nhà quốc hội Berlin và London. Trên đỉnh tòa nhà Reichtag của Đức, lá cờ EU với biểu tượng các ngôi sao vàng xếp thành hình tròn luôn kề vai sát cánh bên quốc kỳ với ba màu đen, đỏ và vàng của Đức. Trái lại, tại cung điện Westminster ở London, lá cờ liên hiệp Vương quốc Anh vẫn kiêu hãnh đứng một mình.

Cờ Đức và EU tung bay kề cạnh nhau

Cờ Đức và EU tung bay kề cạnh nhau trong khi quốc kỳ nước Anh vẫn đơn độc

Sự có mặt của Anh trong liên minh 28 nước châu Âu đã từng mang tính chiến lược bao nhiêu thì sự vắng mặt của quốc gia này sẽ mang lại một thảm kịch dễ dàng nhận thấy bấy nhiêu. Giữa bối cảnh Pháp mắc kẹt trong tình trạng bất ổn sâu sắc về kinh tế và chính trị, cùng với Đức, Anh đại diện cho quyền lực chủ chốt còn lại trong Liên minh châu Âu. Anh sở hữu nền kinh tế lớn thứ hai của châu Âu với trung tâm tài chính đầu tiên, nắm giữ một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, một kho vũ khí hạt nhân và có quan hệ mật thiết lâu đời với Mỹ.

Nếu Anh lựa chọn ra đi, hay người ta thường gọi là “Brexit”, từ ghép của “Britain” (Anh) và “exit” (rời bỏ), sự lựa chọn này có thể kích động lực lượng chống đối EU ở các quốc gia khác. Thủ tướng Cộng hòa Séc đã từng cảnh báo về sự ra đi của Séc khỏi EU (Czexit) và các bên đại chúng ở khắp châu Âu cho biết họ sẽ hối thúc một cuộc trưng cầu dân ý của riêng mình.

Xa hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo hôm thứ 3 (12/4) đã phải cảnh báo rằng, viễn cảnh Anh bỏ rơi EU "có thể làm thiệt hại nghiêm trọng khu vực và toàn cầu bởi việc phá vỡ các mối quan hệ kinh doanh đã được thiết lập”.

Ông Schwarzer nói những ngày sau cuộc bỏ phiếu Brexit, nếu Anh quyết định rời đi, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ bị đặt dưới áp lực phải can thiệp mạnh mẽ nhằm giữ cho Liên minh châu Âu không bị đẩy xa trục quay ban đầu. “Ai khác có thể làm được điều này chứ” - ông Schwarzer hỏi lại.

Ít nhất thì một năm trước đây, ý tưởng về việc nước Anh bỏ ý định rời EU dường như quá xa vời. Cuộc trưng cầu dân ý như lời hứa của Thủ tướng Anh David Cameron đã gây nhiều tranh cãi hơn bất cứ ai dự đoán. Cuộc thăm dò ý kiến này chỉ là sự ràng buộc ảo. Các nhà phân tích hầu như cho rằng việc “ở lại” chỉ là khía cạnh mong manh trong khi cơ hội để bầu "ra đi” đang tăng lên.

Người Đức, tất nhiên, không có tiếng nói trong sự lựa chọn của nước Anh. Và họ đã miễn cưỡng để cân nhắc lựa chọn này với một thái độ tích cực nhất có thể. Thủ tướng Đức thừa nhận việc "để Anh vẫn là một thành viên tích cực trong một Liên minh Châu Âu mạnh mẽ và thành công" có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Đức. Đây cũng là nhận định tương tự mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng nói và có khả năng lặp lại lần nữa khi ông viếng thăm Anh tuần tới.

Tuy nhiên, bà Angela Markel nhìn chung không quá sôi nổi trong vấn đề “Brexit”, có lẽ bởi bà nhận ra các trách nhiệm chính trị pháp lý ở Anh. Trước đó bà đã kết hợp chặt chẽ với EU trong vấn đề mở cửa với người tị nạn ngay lúc các nhà vận động Brexit đang lợi dụng vấn đề nhập cư để khơi mào cho việc Anh phải rời khỏi EU.

Bà Merkel sẽ phải chịu áp lực về EU nếu Anh ra đi

Bà Angela Merkel sẽ phải chịu áp lực về EU nếu nước Anh ra đi

Ông Schäuble lại chọn cách thể hiện thẳng thắn hơn. Trong chuyến thăm tới London tháng trước, ông không chỉ hứa "sẽ khóc" nếu Anh rời đi mà còn nói với BBC rằng điều này sẽ là “liều thuốc độc với nền kinh tế Anh, Châu Âu và cũng như nền kinh tế toàn cầu”.

Almut Möller, người đứng đầu văn phòng Berlin thuộc Ủy ban Châu Âu về quan hệ quốc tế cho biết những bình luận như vậy phản ảnh các nhà hoạch định chính sách Đức sợ hãi ảnh hưởng của Brexit lên EU sâu sắc thế nào – một tổ chức đã trở thành bản sắc không tách rời với nước Đức. "Các thành viên EU đã cứu nước Đức khỏi quá khứ đau thương và cho phép tái hòa nhập với những quốc gia phương Tây", bà Möller nói. "Để mất Anh bây giờ sẽ là lời cảnh báo cho phần còn lại của thế giới - bao gồm cả Nga và Trung Quốc - rằng EU đang bị vụn vỡ từ bên trong".

“Trong một thời gian dài thì điều đó là không thể tưởng tượng được. Nhưng bây giờ nó là mối đe dọa thực sự, bất kể cách Anh lựa chọn ra sao. Một EU trường tồn từng là lẽ đương nhiên trong nhiều thập kỷ. Nhưng bây giờ nó đang ở trong một hoàn cảnh mới” – bà Möller cho hay.

>> Thế chân Minh Béo, NSƯT Chí Trung dẫn 'Lục lạc vàng' 

Mỹ Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang