Các yêu cầu về chất lượng thành phần cấu tạo của khăn ướt

author 16:43 10/04/2018

(VietQ.vn) - Trước khi một sản phẩm khăn ướt xuất xưởng và đến tay người tiêu dùng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng về thành phần cấu tạo.

Thực tế cho thấy, bên cạnh các nhãn hàng có tên tuổi, chất lượng trên thị trường cũng xuất hiện một số sản phẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng.

Do vậy, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tổ chức xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) cho sản phẩm Khăn ướt theo đúng quy định hiện hành, trong đó trách nhiệm biên soạn thuộc về Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt.

cac-yeu-cau-ve-chat-luong-thanh-phan-cau-tao-cua-khan-uot

 Người tiêu dùng hãy tìm hiểu về thành phần cấu tạo của khăn ướt để đảm bảo mua được hàng chất lượng. Ảnh: Hoàng Dương

 

Tiêu chuẩn quốc gia này sẽ là định hướng khoa học, đáng tin cậy để các doanh nghiệp sản xuất cũng như nhập khẩu mặt hàng khăn ướt áp dụng qua đó đưa ra được sản phẩm đạt chất lượng; tiêu chuẩn cũng giúp cho người tiêu dùng có cơ sở chọn lựa sản phẩm an toàn

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Khăn ướt và các văn bản liên quan – TCVN 11528:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Theo đó, liên quan đến yêu cầu về chất lượng thành phần cấu tạo của khăn ướt, theo Ths Lê Văn Hậu, trưởng phòng thí nghiệm sinh thái dệt, Trung tâm thí nghiệm dệt may – Viện Dệt may, thì trong các thông tin ghi trên nhãn sản phẩm khăn ướt, người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến thành phần cấu tạo của sản phẩm, sản phẩm được làm từ nguyên liệu gì, có đáp ứng được tính mềm mại, thấm hút, không độc hại, thân thiện với môi trường hay không?

Theo quy định của TCVN 11528:2016, khăn ướt được làm từ vải không dệt là loại sản phẩm dạng tấm xơ hoặc sợi được gắn kết với nhau, không phải là đan, dệt.

Lý do là vải không dệt có đặc tính ưu việt hơn so với các loại vải dệt thoi, dệt kim hoặc giấy khác như mềm mại hơn, bề mặt tiếp xúc lớn hơn; bền hơn; hiệu năng sử dụng cao hơn và sản xuất linh hoạt hơn.

Cấu trúc xơ khác nhau có thể được sử dụng sản xuất vài không dệt làm khăn ướt: xơ xenlulo tái tạo (Rayson/Visco…), Polyeste…

Theo thống kế kết quả thử nghiệm tại Viện Dệt May cho thử nghiệm thành phần nguyên liệu của vải không dệt làm khăn ướt cho thấy, các sản phẩm chủ yếu làm tư xơ Polyeste và xơ Visco.

Gian thương ‘hô biến’ bỉm Trung Quốc thành bỉm Bobby bị xử lý thế nào?(VietQ.vn) - Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Thu Anh (VP Luật sư Nguyễn Khánh Toàn và Cộng sự - Đoàn LS TPHN), chủ cơ sở sản xuất bỉm Booby giả có thể chịu án phạt tù lên tới 15 năm.

 

Viso có nguồn gốc từ xenlulo gỗ, có đặc tính mềm mại, hút nước tốt và dễ phân hủy. Trong khi đó, Polyeste có nguồn gốc từ dầu mỏ, tăng độ bền cho sản phẩm, khó phân hủy và giá thành rẻ.

Với hàm lượng Visco lớn hơn 20%, sản phẩm như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu về độ thấm hút và giữ chất lỏng, độ mềm mại của khăn ướt. Còn việc sử dụng Polyeste sẽ gây áp lực đến môi trường bởi khăn ướt chỉ sử dụng một lần.

Lâm Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang