Cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng cá tra sang thị trường Trung Quốc

author 14:08 03/04/2018

(VietQ.vn) - Để việc xuất khẩu cá tra ổn định sang thị trường Trung Quốc, Bộ NN&PTNT đã đề nghị cần phải kiểm soát chất lượng cá tra sang thị trường này.

Trước đó, VASEP cho biết, xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước tăng 16% đạt 279 triệu USD tổng xuất khẩu 3 tháng đạt trên 719 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 42% và thị trường này đã vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Nhận biết được tiềm năng tại thị trường này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo thống kê, xuất khẩu cá tra 1/2018 sang thị trường Trung Quốc đạt 41 triệu USD tăng 132% so với cùng kỳ năm 2017 trong đó xuất khẩu bằng đường biển chiếm 56 % và đường bộ chiếm 44 %. Việc xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch giữa hai nước có chung đường biên giới là điều tất yếu nhưng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu đang xuất hiện một số các vấn đề đáng lo ngại .

Giá xuất khẩu giữa sản phẩm chính ngạch chênh lệch hơn 1USD so với sản phẩm tiểu ngạch. Đang có sự tham gia của các cá nhân trong hoạt động xuất khẩu bằng đường bộ khác hoàn toàn với hoạt động xuất khẩu chính ngạch xuất phát từ các công ty có đăng ký kinh doanh rõ ràng.

Theo số liệu thì có 9 cá nhân đại diện xuất hàng qua biên giới nhưng đã chiếm đến 47% khối lượng đồng thời kim ngạch chỉ đạt 23% so với 73% từ các nhà máy chế biến.

Cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ phải được kiểm soát chặt. Ảnh minh họa

 Cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ phải được kiểm soát chặt. Ảnh minh họa

Để việc xuất khẩu cá tra ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 1,8 tỷ USD đồng thời tạo bàn đạp cho sự phát triển những năm tiếp theo, tránh những hậu quả như phụ thuộc thị trường, cạnh tranh không lành mạnh VASEP kiến nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn thông qua việc cấp và kiểm tra Chứng thư chất lượng trước khi xuất khẩu hàng đi Trung Quốc bằng phương thức xuất khẩu đường bộ trong thời gian 3 tháng cho đến khi nguyên liệu dồi dào trở lại.

Ngoài ra, VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT có chương trình kiểm tra các cơ sở gia công, sơ chế cá tra hiện nay để bảo đảm chất lượng cá tra xuất khẩu. Đồng thời, Bộ NN&PTNT nghiên cứu chiến lược phát triển dài hạn thị trường Trung Quốc và có các chương trình tiếp thị, truyền thông quảng bá sản phẩm cá tra vào thị trường rộng lớn này.

Vasep cũng khuyến cáo, để tránh những rủi ro cũng như việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao với cá tra, cá ba sa của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu nếu tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do với EU (dự kiến hiệu lực từ tháng 6/2018) và với Hàn Quốc, đồng thời mở rộng và chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác.

‘Ma trận’ hàng giả, hàng nhái, người tiêu dùng Việt khó thoát(VietQ.vn) - Thị trường hàng hóa tại Việt Nam đang gặp nhiều biến động bởi ‘ma trận’ hàng giả, hàng nhái được thực hiện ngày càng tinh vi khiến người tiêu dùng quay cuồng.

Liên quan tới cá tra xuất khẩu, trước đó việc xuất khẩu cá tra đi Mỹ cũng được siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu nuôi, vận chuyển, giết mổ/chế biến, xuất khẩu. Trong đó, cán bộ nhà nước phải có mặt giám sát suốt quá trình vận chuyển và giết mổ/chế biến. Những quy định trong “Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ” (gọi tắt là cá da trơn) được Bộ NN-PTNT ban hành ngày 15/8/2017.

Phương pháp giám sát được quy định rõ: “Cán bộ giám sát thực hiện việc giám sát tại cơ sở trong thời điểm bất kỳ diễn ra hoạt động sản xuất, bao gồm kiểm tra tại một số hoặc tất cả công đoạn sản xuất (từ vận chuyển nguyên liệu đến sơ chế, chế biến, cấp đông, ghi nhãn, lưu kho) và xem xét hồ sơ liên quan đến hoạt động chế biến, nuôi trồng và đảm bảo chất lượng sản phẩm; ghi thông tin vào Phiếu giám sát do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hướng dẫn thống nhất”.

Nếu cán bộ giám sát đến nhưng cơ sở đã kết thúc ca sản xuất sớm hơn kế hoạch thì “cán bộ giám sát xem xét kỹ các hồ sơ liên quan và phỏng vấn đại diện cơ sở để đảm bảo các hoạt động chế biến phù hợp với quy định tại Chương trình này”. Có rất nhiều quy định chi tiết phải thực hiện nhằm bảo đảm sản phẩm cá da trơn an toàn thực phẩm; từ thiết bị, nhà xưởng, công tác vệ sinh đến lấy mẫu, ghi chép, lưu giữ hồ sơ. Trước hết, để hoạt động giám sát chặt chẽ thì cơ sở sản xuất phải báo kế hoạch sản xuất với cơ quan giám sát.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang