Những nguy cơ đối với sức khỏe khi tự ý dùng thuốc ngủ tại nhà

authorNgọc Nga 14:40 07/04/2021

(VietQ.vn) - Hiện nay nhiều người mất ngủ đã tự ý mua thuốc về dùng tuy nhiên theo các bác sĩ cần lựa chọn và dùng thuốc ngủ phù hợp kẻo gây tác hại lâu dài.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của con người, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng sau một ngày hoạt động.

Bệnh mất ngủ có thể gặp ở mọi độ tuổi. Nếu bị mất ngủ ở tuổi càng nhỏ thì có thể bị ảnh hưởng kéo dài đến sau này, nhất là khi về già, mất ngủ còn gây nhiều tác hại trầm trọng hơn như các bệnh về tim mạch hoặc tâm thần, trầm cảm.

Thận trọng khi dùng thuốc ngủ. Ảnh minh họa 

Thực tế, nếu người bệnh chủ động thăm khám và tìm hiểu tốt về giấc ngủ sẽ phòng ngừa bệnh mất ngủ tốt hơn, từ đó sử dụng thuốc sẽ thận trọng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu lựa chọn đúng theo hướng dẫn, đồng thời giữ đúng quy chế sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, thời gian sử dụng hợp lý và giảm liều dần dần khi có hiệu quả thì có thể hạn chế được các tác hại do thuốc gây ra. 

Mỗi loại thuốc ngủ có thời gian bán hủy khác nhau và chỉ định chi tiết cũng rất khác nhau. Hướng dẫn điều trị của Viện Hàn lâm Giấc ngủ Y khoa Hoa Kỳ đưa ra các khuyến cáo dùng cho bệnh nhân mới bị mất ngủ hay dùng duy trì giấc ngủ các loại thuốc ngủ thông dụng, kể cả các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ bán không kê toa trong điều trị mất ngủ kéo dài (thường gọi là mạn tính). Việc lựa chọn kê toa loại thuốc nào cần dựa trên đánh giá đặc trưng của triệu chứng mất ngủ. Do đó nếu sử dụng quá liều sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Có thể gây ngộ độc

Người bị ngộ độc thuốc ngủ nhưng ở trong trường hợp nhẹ sẽ bị rơi vào trạng thái ngủ say. Không có quá nhiều triệu chứng nhận biết, hơi thở giống như người bình thường, đều đặn, mạch đập rõ. Nếu bị tác động vào da thịt, cơ thể vẫn có phản ứng, phản xạ của đồng tử ở mức bình thường. Tuy nhiên cũng có lúc sẽ giảm, khi tỉnh dậy sẽ có cảm giác bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.

Có thể gây hôn mê sâu

Trường hợp bị ngộ độc thuốc ngủ mức độ nặng sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn. Họ bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Mạch đập tương đối nhanh, thở rất chậm, hơi thở nông, khò khè gây khó chịu. Nhịp tim lúc nhanh lúc giảm không đều và thường xuyên bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, đồng tử bị co lại, huyết áp giảm hoặc có thể không đo được huyết áp. Có trường hợp phản xạ chậm với ánh sáng, nhưng cũng có trường hợp bị mất phản xạ.

Có thể gây co giật

Người uống thuốc ngủ quá liều cũng có thể bị co giật hoặc hôn mê triền miên. Vùng da trên cơ thể xanh tím lại. Thậm chí bị tiêu chảy và nôn ra máu. Nước tiểu cũng bị biến đổi màu, khác hẳn so với màu đặc trưng thông thường (màu sắc phụ thuộc vào loại thuốc ngủ mà bệnh nhân uống).

Không thể kiểm soát hành vi

Thuốc ngủ chứa những chất tác động trực tiếp đến hệ trung ương thần kinh của con người. Mặc dù sẽ giúp bạn ngủ nhanh, nhưng nếu uống thuốc vào những thời điểm không thích hợp, bạn rất dễ bị mất kiểm soát. Người mất ngủ hay thiếu ngủ có thể làm ra những hành động ngớ ngẩn, nhưng họ sẽ không nhớ gì cho đến khi tỉnh táo.

Sử dụng thuốc ngủ lâu dài cũng khiến cho người (thiếu ngủ, mất ngủ, giấc ngủ chập chờn,...) bị phụ thuộc vào nó. Lâu dần trở nên “nhờn thuốc”, thuốc không còn tác dụng mà mệt mỏi vẫn kéo dài, dẫn tới suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, hoang tưởng, thậm chí là tâm thần.

Máy giặt phát nổ như bom và vỡ vụn trong bếp, những sai lầm hay mắc cần tránh(VietQ.vn) - Mới đây một người phụ nữ tại Scotland bàng hoàng và sợ hãi khi máy giặt đặt trong bếp nhà cô phát nổ vỡ vụn trong khi đang vận hành.

Dùng thuốc như thế nào?

Nếu chỉ dùng thuốc ngủ là “không bao giờ đủ” mà phải nhìn nhận tổng thể để đưa ra chẩn đoán nhằm kết hợp sử dụng thuốc một cách hợp lý nhất. Cần lưu ý rằng sự kết hợp dùng thuốc “để dễ ngủ” ở nhóm bệnh nhân này rất dễ xảy ra tình trạng tương tác thuốc và sẽ để lại nhiều phiền phức.

Việc chỉ định dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ mất ngủ (cấp hoặc  mạn); mất ngủ thứ phát (khó khăn lúc bắt đầu ngủ hay duy trì giấc ngủ do bệnh lý kết hợp (nội khoa, tâm thần, tâm lý...); mất ngủ nguyên phát (còn gọi mất ngủ tâm sinh lý rối loạn căng thẳng hoặc do học tập, do các hoạt động ban ngày... có khuynh hướng làm trầm trọng thêm do những ám ảnh của người bệnh dẫn đến mất ngủ).

Điều trị mất ngủ nguyên phát ban đầu dùng biện pháp không dùng thuốc, như thay đổi hành vi và nhận thức. Nếu không đạt được thì điều trị thuốc dùng thời gian ngắn (ít hơn 7 ngày) hay cách khoảng (2-3 đêm/tuần) nhằm ngăn chặn mức độ trầm trọng của mất ngủ. Mục tiêu điều trị là cung cấp cho người bệnh các công cụ cần thiết để xử lý nguồn gốc mạn tính của bệnh và giảm tối thiểu sự lệ thuộc thuốc ngủ.

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang