Chợ phiên Bắc Hà- Nét văn hóa đặc trưng vùng cao

authorTrần Thanh 11:54 16/02/2017

(VietQ.vn) - Chợ phiên Bắc Hà từ lâu đã được biết đến là một trong những phiên chợ đặc sắ với đầy đủ những nét văn hóa và màu sắc cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông.

Sự kiện: Văn hóa Việt Nam

Mặc dù được xây mới và "bê tông" hóa nhiều nhưng chợ phiên Bắc Hà vẫn giữ được vẻ hoang sơ, quyến rũ, đậm đà bản sắc dân tộc ở vùng cao Tây Bắc.

Ở chợ Bắc Hà người ta có thể bán, mua các sản vật của địa phương, từ quần áo, vải vóc, nông cụ, đồ trang sức, rau củ, quả đến những giò phong lan, dược liệu quí của rừng già...

Chợ Bắc Hà là điểm đến của du khách trong và ngoài nước mỗi khi lên Lào Cai, Sa Pa. Đặc biệt, sẽ chưa từng đến chợ Bắc Hà nếu du khách không một lần thử món thắng cố, uống với những bát rượu ngô, rượu thóc thơm hương trời đất, hay nhấm nháp vị đắng, ngọt se sắt của ấm trà hoa tam thất...

 
Chợ phiên Bắc Hà- Nét văn hóa đặc trưng vùng cao

Chợ phiên Bắc Hà bày bán rất nhiều sản vật của vùng cao Tây Bắc

Tuần nào cũng vậy, vào Chủ nhật là từng đoàn người lại kéo nhau về thị trấn Bắc Hà họp chợ. Đi chợ phiên đã trở thành một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ Bắc Hà nằm ngay trung tâm thị trấn. Đây vốn là nơi trao đổi, mua bán của bà con dân tộc thiểu số, chủ yếu là người dân tộc từ khắp các bản làng xung quanh kéo về.

Từ trên cao nhìn xuống chợ Bắc Hà như một vườn hoa di động rực rỡ sắc màu của váy áo phụ nữ các dân tộc thiểu số mặc đi chơi chợ hoà cùng sắc màu tươi mới của các quầy hàng ở chợ.
 
Chợ phiên Bắc Hà- Nét văn hóa đặc trưng vùng cao

Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng gồm 4 khu, khu vực bán gia súc với hàng nghìn con trâu, ngựa, bò, lợn. Khu vực bán đồ tạp hóa như cày, cuốc, xẻng, dao. Khu bán đồ thổ cẩm, đồ trang sức, len. Khu vực hàng ăn với những chảo thắng cố khói bốc lên nghi ngút, lan tỏa hương vị.

Chợ phiên Bắc Hà- Nét văn hóa đặc trưng vùng cao

Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng.

Đặng Thị Thoa, sinh viên đến từ trường đại học Văn Hóa chia sẻ: "Tôi đến đây vì được nghe nói rằng nơi này rất đẹp, có rất nhiều người dân tộc đến đây và bạn bè thế giới cũng nói rằng, chỉ có một ngày Chủ nhật. Tôi sẽ giới thiệu về Bắc Hà vì Bắc Hà có rất nhiều dân tộc với màu sắc sặc sỡ".

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố - món ăn đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình.
 
Thắng cố là đặc sản của người Mông, tiếng dân tộc gọi là Khấu Tha hay còn có nghĩa là “canh thịt”. Theo các già làng ở khu vực này, món thắng cố xuất hiện cách đây mấy trăm năm khi người dân tộc Mông, Tày, Nùng di chuyển lên vùng Tây Bắc sinh sống, nhưng món ăn này nổi tiếng nhất là trong các buổi chợ phiên của người Mông.
 
Giữa tiết trời se lạnh, thưởng thức món thắng cố thơm ngon cùng với chén rượu ngô khi đi chợ phiên thì còn gì ấm lòng bằng. Thắng cố là đặc sản của người Mông, tiếng dân tộc gọi là Khấu Tha hay còn có nghĩa là “canh thịt”. Theo các già làng ở khu vực này, món thắng cố xuất hiện cách đây mấy trăm năm khi người dân tộc Mông, Tày, Nùng di chuyển lên vùng Tây Bắc sinh sống, nhưng món ăn này nổi tiếng nhất là trong các buổi chợ phiên của người Mông.  2c937e383_anh1.jpg Món thắng cố đậm đà hương vị Tây Bắc  Thắng cố được nấu từ rất nhiều loại thịt như trâu, bò, lợn, nhưng ngon nhất phải là thắng cố ngựa. Cách nấu thắng cố tuy đơn giản nhưng phải có bí quyết riêng thì nấu mới ngon.   Con ngựa sau khi được mổ và làm sạch, tất cả thịt và “lục phủ ngũ tạng” như gân chân, gân tay, tim, gan, lòng, thịt thủ, xương chân đều được thái nhỏ ra bằng 2 đốt ngón tay. Sau đó ướp với những gia vị truyền thống như muối hạt, thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, đợi thịt ngấm gia vị rồi đổ tất cả vào một chiếc chảo to xào lăn.   Đợi ít phút cho thịt se cạnh, người ta đổ đầy nước vào chảo rồi cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ, lúc này các gia vị hòa quyện vào nhau tạo nên một mùi thơm đặc trưng. Theo làn gió núi, mùi thơm của món thắng cố lan tỏa từ đầu chợ đến cuối chợ làm xiêu lòng bất cứ ai đi chợ phiên hôm đó.  2c937e383_anh2_1.jpg Đồng bào Mông vui vẻ bên chảo thắng cố nghi ngút khói  Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên tấm gỗ rồi ăn bằng muôi gỗ, bên cạnh bao giờ cũng có bát muối dầm với ớt tươi thật cay. Đúng là thắng cố có mùi là lạ, rất đặc trưng, mới nhìn thì hơi sợ vì trong chảo có đủ thứ thịt của con ngựa nhưng khi ăn được rồi thì sẽ thích ngay. Miếng thịt chấm muối ớt cay nồng kèm theo chén rượu Ngô càng thêm đậm đà hơn. Điều đặc biệt là khi ăn thắng cố vẫn được đun trên bếp cho nóng, ăn bao nhiêu thì múc bấy nhiêu.   Đàn ông Mông thường rủ bạn đi ăn thắng cố uống rượu ngô, phụ nữ và trẻ em thường mang theo mèn mén (bột ngô xay nhuyễn, hấp chín) để ăn kèm. Trên bàn thắng cố bao giờ cũng có đủ thứ chuyện để nói nhưng tập trung nhất vẫn là chuyện ruộng nương, trâu bò, chuyện làm ăn… thật ấm áp tình người.   Đến với phiên chợ Tây Bắc vào một ngày gió lạnh, du khách sẽ không thể bỏ qua cảm giác đậm chất “dân tộc” khi sà vào một quán thắng cố ở chợ, thưởng thức món thịt ngựa thơm lừng cùng chén rượu ngô mà đồng bào Mông thường nói “Ăn thắng cố mà không uống rượu ngô Bản Phố coi như không phải ăn thắng cố”. Để rồi khi phiên chợ tan, người ta vẫn còn vương vấn hương vị thơm ngon của nó và tình người ấm áp.

Món thắng cố đậm đà hương vị Tây Bắc

 
Thắng cố được nấu từ rất nhiều loại thịt như trâu, bò, lợn, nhưng ngon nhất phải là thắng cố ngựa. Cách nấu thắng cố tuy đơn giản nhưng phải có bí quyết riêng thì nấu mới ngon. 
 
Con ngựa sau khi được mổ và làm sạch, tất cả thịt và “lục phủ ngũ tạng” như gân chân, gân tay, tim, gan, lòng, thịt thủ, xương chân đều được thái nhỏ ra bằng 2 đốt ngón tay. Sau đó ướp với những gia vị truyền thống như muối hạt, thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, đợi thịt ngấm gia vị rồi đổ tất cả vào một chiếc chảo to xào lăn. 
 
Đợi ít phút cho thịt se cạnh, người ta đổ đầy nước vào chảo rồi cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ, lúc này các gia vị hòa quyện vào nhau tạo nên một mùi thơm đặc trưng. Theo làn gió núi, mùi thơm của món thắng cố lan tỏa từ đầu chợ đến cuối chợ làm xiêu lòng bất cứ ai đi chợ phiên hôm đó.
 
chợ phiên vùng cao nét văn hóa đặc trưng của vùng cao tây bắc

Đồng bào Mông vui vẻ bên chảo thắng cố nghi ngút khói

 Ăn thắng cố phải ngồi xổm, đặt thức ăn lên tấm gỗ rồi ăn bằng muôi gỗ, bên cạnh bao giờ cũng có bát muối dầm với ớt tươi thật cay. Đúng là thắng cố có mùi là lạ, rất đặc trưng, mới nhìn thì hơi sợ vì trong chảo có đủ thứ thịt của con ngựa nhưng khi ăn được rồi thì sẽ thích ngay. Miếng thịt chấm muối ớt cay nồng kèm theo chén rượu Ngô càng thêm đậm đà hơn. Điều đặc biệt là khi ăn thắng cố vẫn được đun trên bếp cho nóng, ăn bao nhiêu thì múc bấy nhiêu. 

 
Đàn ông Mông thường rủ bạn đi ăn thắng cố uống rượu ngô, phụ nữ và trẻ em thường mang theo mèn mén (bột ngô xay nhuyễn, hấp chín) để ăn kèm. Trên bàn thắng cố bao giờ cũng có đủ thứ chuyện để nói nhưng tập trung nhất vẫn là chuyện ruộng nương, trâu bò, chuyện làm ăn… thật ấm áp tình người. 
 
Đến với phiên chợ Tây Bắc vào một ngày gió lạnh, du khách sẽ không thể bỏ qua cảm giác đậm chất “dân tộc” khi sà vào một quán thắng cố ở chợ, thưởng thức món thịt ngựa thơm lừng cùng chén rượu ngô mà đồng bào Mông thường nói “Ăn thắng cố mà không uống rượu ngô Bản Phố coi như không phải ăn thắng cố”. Để rồi khi phiên chợ tan, người ta vẫn còn vương vấn hương vị thơm ngon của nó và tình người ấm áp. 

Trong xu hướng thương mại hóa các chợ vùng cao hiện nay thì Bắc Hà là một trong những nơi hiếm hoi còn giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ xưa. Chợ Bắc Hà không diễn ra tình trạng mời chào, chèo kéo mua hàng mà ở đây chúng ta bắt gặp những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ, họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ.
Chợ phiên Bắc Hà mang đậm nét sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam, lưu giữ những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống độc đáo. Hiện nay, chợ phiên vẫn đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang