3 động cơ tên lửa đẩy tin cậy nhất thế giới

author 05:30 29/09/2016

(VietQ.vn) - Động cơ RD-191; Hệ thống phi thuyền đẩy SLS và động cơ tên lửa RD-180 đều là những vũ khí tối tân đáng tin cậy nhất thế giới của Nga và Mỹ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Động cơ tên lửa đáng tin cậy nhất thế giới RD-191

TTXVN đưa tin, động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-191 do Nhà máy Cơ khí Voronezh sản xuất là phiên bản hiện đại hóa của động cơ tên lửa oxy-dầu hỏa được tạo ra ở Liên Xô cho hệ thống không gian "Energia-Buran".

Động cơ RD-191 có chiều cao 4 mét, trọng lượng  2,2 tấn, tạo ra lực đẩy 212 tấn, và được coi là động cơ tên lửa đáng tin cậy nhất thế giới.

RD-191 có thể được dùng trong tất cả các tầng của tên lửa đẩy. 5 động cơ RD-191 cho tầng thứ nhất tạo ra lực đẩy đủ để tên lửa đẩy hạng nặng Angara bay lên khỏi mặt đất.

 Động cơ  tên lửa đẩy RD-191

 Động cơ  tên lửa đẩy RD-191. Ảnh: TTXVN

Nhiệt độ tại buồng đốt của động cơ RD-191 lên đến 3.500 độ: cao hơn nhiệt độ tại lò nấu luyện các kim loại khó nóng chảy. Đương nhiên, để sản xuất một thiết bị quan trọng như vậy các chuyên gia sử dụng những công nghệ độc đáo, gần như toàn bộ quá trình sản xuất được tự động hóa.

Kỹ sư trưởng của Nhà máy Cơ khí Voronezh Alexander Grebenshchikov cho biết: "Nhà máy chúng tôi là xí nghiệp duy nhất trong ngành công nghiệp vũ trụ có sử dụng công nghệ đúc chân không để đảm bảo độ chính xác gia công của chi tiết máy".

Động cơ tên lửa mạnh nhất thế giới SLS

Bom thông minh SDB II mới của Mỹ có thể tiêu diệt mục tiêu bất chấp mọi thời tiết(VietQ.vn) - Bom thông minh SDB II được Mỹ thiết kế nhằm tiêu diệt mục tiêu di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Trí Thức Trẻ dẫn thông tin từ ScienceAlert đưa tin, NASA đã thử nghiệm thành công động cơ tên lửa mạnh nhất thế giới. Đây là lần thử động cơ thứ 3 của hệ thống phi thuyền đẩy SLS (Space Launch System) đưa tàu vũ trụ không người lái Orion của NASA lên bay thử nghiệm vào cuối năm 2018.

SLS sẽ được trang bị hai động cơ tên lửa đẩy năm phân khúc - một trong số đó đã được thử nghiệm hồi đầu tháng này - và bốn động cơ chính RS-25. Chúng sẽ cung cấp 75% năng lượng đẩy cần thiết để đưa tàu Orion thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất để đến với Mặt trăng hoặc xa hơn thế nữa.

Thử nghiệm thành công thể hiện những bước phát triển rõ rệt của Hệ Thống Phóng Tên Lửa Không Gian. Đây cũng sẽ là dấu mốc quan trọng của cơ quan vũ trụ này trong Sứ mệnh Sao Hỏa của mình khi động cơ chính RS-25 sẽ cùng với "những con quái vật khác" được chuẩn bị kĩ lưỡng để đưa người lên Sao Hỏa.

Hệ thống phi thuyền đẩy SLS

  Hệ thống phi thuyền đẩy SLS . Ảnh: Trí Thức Trẻ

Được biết, SLS cao hơn tượng Nữ thần Tự do và có khả năng chở hơn gấp 2 lần trọng lượng của bất kỳ tàu con thoi cũ nào của NASA. Nó được thiết kế để mang theo 4 phi hành gia.

Để đạt được tham vọng đưa người lên Sao Hỏa, hệ thống phi thuyền đẩy SLS (Space Launch System) đưa tàu vũ trụ không người lái Orion của NASA sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên dự kiến vào tháng 9/2018.

Việc thử nghiệm sẽ bao gồm việc lắp đặt toàn bộ hệ thống tên lửa đẩy lên bệ phóng. Như một bài thử nghiệm hệ thống, tàu Orion sẽ bay quãng đường xa hơn từ Trái đất đến Mặt trăng khoảng 69.000 km và quay lại nhằm chắc chắn rằng mọi việc hoàn hảo trước khi đưa con người lên vũ trụ với khoảng cách xa như vậy.

Đáng sợ động cơ tên lửa RD-180 Nga

Kiến Thức cho biết, động cơ RD-180 do Nga chế tạo được sử dụng trong các tên lửa Atlas V, đảm trách nhiệm vụ phóng các bộ máy vũ trụ dành cho Không lực Hoa Kỳ cũng như thực hiện sứ mệnh khoa học và nghiên cứu của NASA.

RD-180 là một động cơ tên lửa do Nga thiết kế và chế tạo. Có cấu trúc buồng đốt kép, hai vòi phun, sử dụng nhiên liệu hỗn hợp dầu hỏa/LOX. Hiện tại, RD-180 đang được sử dụng cho giai đoạn đầu của phương tiện phóng vệ tinh Atlas V của Mỹ.

Nguyên thuỷ, RD-180 có nguồn gốc từ dòng động cơ tên lửa RD-170/RD-171, từng được sử dụng cho thiết bị phóng vệ tinh Energia của Liên Xô và hiện đang được sử dụng cho các phương tiện phóng Zenit của Ukrainian/Nga.

Một số thông số kỹ thuật chính: Năm sản xuất 1999 - 2014, hãng thiết kế NPO Energomash, hãng sản xuất NPO Energomash. Đây là dòng động cơ nhiên liệu lỏng phun LOX/RP-1.

Cấu hình hai buồng đốt, tỷ lệ vòi phun 36,87, lực đẩy (VAC) 4,15 MN, lực đẩy (SL) 3,83 MN, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 78,44, áp lực buồng đốt 26,7 MPa (3.870 psi). Công suất rocklet ISP (vac.) 338s (3,31km/s) và (SL) 311s (3,05km/s), thời gian đốt 270 giây. Kích thước dài 3.560mm , đường kính 3.150mm, trọng lượng khô 5.480kg.

Thành phố sản sinh ra tên lửa đẩy không gian

Thành phố Voronezh là một trong những trung tâm hàng đầu của ngành sản xuất tên lửa không gian. Trong các phân xưởng của nhà máy cơ khí Voronezh đã tạo ra 40 mẫu động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng.

Các kỹ sư và các nhà thiết kế của nhà máy đã nhận được hơn 700 giấy chứng nhận quyền tác giả và 200 bằng sáng chế. Các chuyên gia nước ngoài vẫn không thể tái tạo nhiều công nghệ trong lĩnh vực sản xuất động cơ tên lửa đã được phát minh ra ở Nga mấy chục năm trước đây.

Điển hình là công nghệ sản xuất tầng thứ ba 11D55. Động cơ tên lửa 11D55  là loại động cơ tiên tiến nhất, đáng tin cậy nhất, tạo ra lực đẩy 30 tấn trên tầng thứ ba của tên lửa tàu đẩy "Soyuz " và" Progress". Rõ ràng là động cơ này được dùng trong các vụ phóng tàu vũ trụ có người lái.

Nhà máy Cơ khí Voronezh đã được thành lập vào cuối những năm 1920, ở giai đoạn đầu tiên đã sản xuất động cơ máy bay, vào những năm 1950 đã trở thành một trong những xí nghiệp hàng đầu trong  ngành công nghiệp vũ trụ. Hiện nay, các kỹ sư và các nhà thiết kế của Nhà máy Cơ khí Voronezh ước mơ chế tạo động cơ cho các chuyến bay liên hành tinh. Cuộc thử nghiệm này sẽ mở ra hi vọng rất lớn khi có thể đưa người lên Sao Hỏa.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang