Chọn ngày và giờ tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng

authorHuyền Bùi 06:00 27/02/2018

(VietQ.vn) - Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới cho nên rất quan trọng đối với mọi gia đình, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng thật chu đáo thì cần chọn ngày và giờ làm lễ tốt nhất để có một năm mới may mắn, thành đạt.

Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào là tốt nhất?

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là lúc Phật giáng lâm nên đây là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Đây là thời điểm, đông đảo người dân lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Chính vì vậy mà vào ngày này, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.

Ngoài ra, trong ngày này, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà và nhiều gia đình coi đây là ngày quan trọng trong năm nên cúng lễ rất chu đáo, cẩn thận. Tuy nhiên, trong năm mới Mậu Tuất 2018, không phải ai cũng biết và cúng lễ đúng và thời gian chính xác vào ngày nào cho phù hợp.

Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm tháng Giêng, một là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và hai là lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Hầu như các gia đình Việt đều thực hiện lễ cúng Rằm tháng Giêng để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã che chở, phù hộ, đồng thời gửi gắm các tâm nguyện trong năm mới.

chon-ngay-va-gio-tot-nhat-de-cung-ram-thang-gieng

 Chọn giờ tốt nhất để cúng Rằm tháng Giêng để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn. Ảnh: Vietnamnet

Thông thường, thời gian và địa điểm cúng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó, các gia đình có thể chọn việc cúng Rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, tuy nhiên, quan trọng là các thành viên trong gia đình phải thành tâm, tạo không khí cúng lễ linh thiêng, đồng thời giúp cho thần linh có thể đón nhận và thực hiện được tâm nguyện.

Hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Nhưng giờ “chuẩn” để cúng rằm tháng Giêng, theo quan niệm dân gian, thích hợp và chính xác nhất là thường cúng vào giờ Ngọ.

Năm mới Mậu Tuất 2018, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 2/3 dương lịch nên thời gian tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11h đến 13h) ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1/2018 âm lịch) vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được công việc để cúng vào ngày giờ đó thì các gia đình có thể cúng trước từ sáng ngày 1/3 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).

Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng                             

Mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

4 bát gồm: bát canh ninh măng, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Bạn không cần dùng bát tô to mà chỉ nên cho vào những chiếc bát vừa phải để làm cúng gia tiên.

6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn luộc, giò hoặc chả, nem thính hoặc đĩa xào, dưa muối (có thể dùng dưa hành), xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm:

 Hoa tươi

Trầu cau

Rượu, thuốc lá

Vàng mã

Hương

Đèn nến

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng ‘chuẩn’ nhất cho buổi lễ vẹn toàn(VietQ.vn) - Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thật chu đáo và chọn giờ đẹp để làm lễ thì bài văn khấn cũng rất quan trọng, làm cho buổi lễ thêm linh thiêng và chu toàn hơn.

Mâm cỗ cúng Phật

Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị số lượng lớn, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa.

Bao gồm các món sau đây:

Chè xôi

Hoa quả

Các món từ đậu tương

Canh, món xào không thêm nhiều hương liệu, nhất là không được cho hạt tiêu

Bánh trôi nước

Trên đây là các món chính cần có trong mâm cỗ cúng Phật ngày Rằm tháng Giêng. Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Minh Trần (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang