Chóng mặt, rối loạn tiền đình vì những thói quen này khi đeo tai nghe

(VietQ.vn) - Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” mà hầu như ai cũng mắc phải dưới đây lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh.
Đừng để mắc sai lầm 'chết người' này khi sạc pin điện thoại qua đêm
Những sai lầm người ăn chay thường mắc phải
Những suy nghĩ sai lầm về protein mà nhiều người mắc phải
Nghe nhạc quá lâu
Có thể bạn không có thói quen nghe nhạc quá lớn, nhưng lại hay nghe nhạc trong thời gian dài, có thể là 2 tiếng đến 5 tiếng hoặc cả ngày. Nếu nghe nhạc quá to “chỉ” làm thủng màng nhĩ, và nó có thể tự liền lại khi bạn ngừng thói quen xấu đó thì việc nghe nhạc quá lâu sẽ đem lại hậu quả đáng sợ hơn.
Hệ thống tiền đình-ốc tai là cơ quan chịu trách nhiệm thăng bằng và tiếp nhận xử lý âm thanh cho cơ thể. Khi nghe nhạc liên tục, áp lực âm thanh lên hệ thống này sẽ rất lớn, làm teo các mạch máu nuôi dưỡng nó. Lâu ngày, sẽ gây điếc không thể hồi phục hoặc rối loạn tiền đình với triệu chứng là các cơn chóng mặt.

Nghe nhạc quá lâu, lâu ngày sẽ gây điếc không thể hồi phục hoặc rối loạn tiền đình. Ảnh minh họa
Nghe nhạc quá to
Khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ được truyền trực tiếp vào tai. Theo khuyến cáo, cường độ âm thanh khi dùng tai nghe không được vượt quá 90db. Bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng trên cũng gây hại cho khả năng nghe của tai.
Hiện nay đa số máy nghe nhạc có tai nghe đều có công suất cực đại đến 120db, đương nhiên sẽ gây hại. Bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải một thời gian sau mới nhận ra. Tiếng ồn hay âm nhạc quá lớn sẽ tổn thương trước tiên các tế bào thần kinh thính giác tần số cao, sau đó sẽ đến các tần số trung bình và thấp. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự nghe với tần số trung bình của tiếng nói bình thường.
Đeo tai nghe khi ngủ
Ngủ là lúc bộ não tự làm mới sau một ngày làm việc. Điều này đòi hỏi một không gian tuyệt đối yên tĩnh, bất kỳ kích thích nào đều sẽ phản ánh trong giấc mơ và thông thường thì chúng là ác mộng. Điều này khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và hôm sau bạn sẽ bắt đầu ngày mới với trạng thái mệt lả.
Ngoài ra, việc đeo tai nghe cả đêm cũng gây ảnh hưởng xấu cho đôi tai như đã nói ở trên. Nếu có thói quen nghe nhạc lúc ngủ thì bạn nên chuyển qua nghe bằng loa ở mức âm lượng thấp với những bản giao hưởng êm ái.

Việc đeo tai nghe cả đêm cũng gây ảnh hưởng xấu cho đôi tai. Ảnh minh họa
Dùng tai nghe khi đi đường
Nghe nhạc khi đi xe là sở thích của nhiều người thế nhưng họ không lường trước được nguy hiểm rình rập xung quanh. Khi lái xe mà đeo tai nghe sẽ rất dễ mất tập trung, dễ gây tai nạn. Đeo tai nghe lâu, thần kinh mệt mỏi làm cho tai không thể phân tích nhận biết âm thanh và trở nên phản ứng chậm chạp với các tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.
Hòa Lê (T/h)