Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp được áp dụng cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm

author 10:44 31/05/2020

(VietQ.vn) - Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án 996).

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Một trong bốn mục tiêu chung của Đề án 996 là xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể của các giai đoạn triển khai Đề án đều đề cập đến việc triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho ít nhất 50 000 doanh nghiệp trong giai đoạn đến năm 2025 và cho ít nhất 100 000 doanh nghiệp trong giai đoạn đến năm 2030. Hơn nữa, một trong 6 nhóm giải pháp triển khai thực hiện Đề án là hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lườngVì vậy, Chương trình đảm bảo đo lường là mục tiêu xuyên suốt, cốt lõi của Đề án.

Theo ông Trần Quý Giầu, Phó Vụ trưởng Vụ Đo lường – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực tiễn ghi nhận từ các cuộc họp, hội thảo, trao đổi, giới thiệu Đề án 996 cho thấy các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa biết bắt đầu từ đâu, làm cái gì; Đề án 996 nhắc nhiều đến Chương trình đảm bảo đo lường nhưng lại chưa có nội dung hướng dẫn chi tiết về Chương trình đảm bảo đo lường; Đối với quy mô các doanh nghiệp khác nhau, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì việc áp dụng và triển khai Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp như thế nào? Do đó, cần thiết phải đưa ra Khung Chương trình đảm bảo đo lường để các doanh nghiệp dựa vào đó để xây dựng và triển khai thực hiện phù hợp với từng quy mô, chủng loại của doanh nghiệp.

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường, tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương và học tập kinh nghiệm quốc tế thì việc nghiên cứu xây dựng, phê duyệt Khung Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp là rất cần thiết và là cơ sở để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp theo Đề án 996.

Thời gian qua, Tổng cục đã chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện tổ chức nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở khoa học, thực tiễn về những nội dung liên quan đến Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp; Xây dựng dự thảo Quyết định phê duyệt Khung Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp; Tổ chức các hội thảo, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan đối với dự thảo Quyết định; Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Quyết định.

Khung Chương trình đảm bảo đo lường gồm:
1. Tên Chương trình đảm bảo đo lường.
2. Thời gian thực hiện Chương trình.
3. Mục tiêu của Chương trình.
4. Các nhiệm vụ chính của Chương trình.
5. Giải pháp thực hiện.
6. Kinh phí thực hiện Chương trình.
7. Tổ chức thực hiện.

Nhiệm vụ chính của Chương trình gồm: Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quản lý nghiệp vụ kỹ thuật hiện hành; Tăng cường, hoàn thiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn và phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra hiện đang áp dụng; Đổi mới phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra và hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn; Đào tạo nhân viên quản lý, nhân viên kỹ thuật về đo lường cho các đơn vị/bộ phận chuyên trách về đo lường của doanh nghiệp; Xây dựng, mở rộng, sửa chữa cơ sở vật chất cho các đơn vị/bộ phận sản xuất, chế tạo, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa.

Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, trong đó phân tích thực trạng và dự kiến hiệu quả kinh tế của Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung nhiệm vụ của Chương trình...

Đối tượng áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; Tổ chức đào tạo, tư vấn về đo lường, thử nghiệm; Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp(VietQ.vn) - Tiếp thu ý kiến đóng góp của các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, Hội và các đơn vị trong Bộ Khoa học và Công nghệ, dự thảo Tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp đã hoàn thiện.

 Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang