Chuyên gia Mỹ cảnh báo: Phần lớn vitamin đều có thể gây hại nếu dùng quá nhiều
Sở Y tế Hà Nội cảnh báo 3 loại thuốc giả trôi nổi trên thị trường
Cảnh báo tội phạm mạng giả danh nhà tuyển dụng để lừa đảo trực tuyến
Cảnh báo: Nở rộ chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền dịp cuối năm
Cảnh báo: Không sử dụng bột hạt sang chữa bệnh dạ dày, đại tràng
Vitamin C là chất dinh dưỡng rất quan trọng có nhiều trong trái cây và rau quả. Bổ sung đủ loại vitamin này đặc biệt quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Điều thú vị là một số người cho rằng chất bổ sung vitamin C cung cấp lợi ích ngoài những lợi ích có thể thu được từ vitamin C có trong thực phẩm.
Một trong những lý do phổ biến nhất mà mọi người bổ sung vitamin C là ý tưởng rằng chúng giúp ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nhiều chất bổ sung chứa lượng vitamin cực cao, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn trong một số trường hợp.
Chuyên gia dinh dưỡng Nichole Andrews ở Washington (Mỹ) chia sẻ trên trang cá nhân rằng nhiều người trong chúng ta sử dụng các chất bổ sung như giấm táo, collagen, kẹo dẻo cho da/tóc/móng, nghệ và vitamin C để bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng nhưng nếu sử dụng với liều lượng quá mức có thể gây hại nhiều hơn là có lợi không? "Là một chuyên gia dinh dưỡng về ung thư, tôi muốn nói với bạn rằng việc phụ thuộc vào thực phẩm bổ sung để duy trì sức khỏe có thể dẫn đến mất cân bằng và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư trong một số trường hợp", cô viết.
Chuyên gia Nichole Andrews cho biết thêm, thực phẩm bổ sung đầu tiên trong danh sách các thực phẩm bổ sung không cần thiết và có khả năng gây hại của cô là viên nang giấm táo.
Một tìm kiếm nhanh trên internet có thể khiến nhiều người tin rằng giấm táo là loại thuốc chữa bách bệnh, với những tuyên bố cho rằng nó có thể giúp giảm một vài cân cũng như kiểm soát huyết áp cao. Nhưng nhiều lợi ích trong số này chỉ được ghi nhận nghiên cứu trên chuột chứ không phải trên con người.
Vitamin rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên sử dụng quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Cô Andrews cho biết: 'Viên nang giấm táo có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa, chúng cũng có thể gây hại cho men răng do có tính axit cao. Không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy chúng có tác dụng giảm cân hoặc cải thiện tiêu hóa".
Cô nói thêm rằng các chất bổ sung này không được quản lý như thuốc, nghĩa là chúng ta không biết liệu chúng có tác dụng như quảng cáo hay không. Thay vào đó, cô gợi ý nên chọn nước chanh hoặc thực phẩm lên men như kim chi hoặc dưa cải muối chua nếu muốn điều hòa tiêu hóa.
Thực phẩm bổ sung collagen cũng nằm trong danh sách thực phẩm bổ sung 'có hại' của cô Andrews. Cô nhấn mạnh rằng trừ khi bị thiếu hụt, nếu không thì lượng collagen dư thừa có thể cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Collagen rất cần thiết cho da và khớp, nhưng cơ thể tự nhiên tổng hợp đủ collagen chỉ bằng chế độ ăn uống cân bằng là điều cần tập trung vào.
Để tận dụng lợi ích của collagen, cô gợi ý nên ăn thịt gà, cá, trứng, trái cây họ cam quýt và quả mọng, đây cũng là những thực phẩm giàu vitamin C.
Biotin, một loại vitamin còn gọi là B7, có trong trứng và chuối, thường được khuyên dùng để tăng cường sức khỏe cho tóc và móng. Nhưng cô Andrews không khuyến khích dùng nó dưới dạng thực phẩm bổ sung. "Kẹo dẻo cho da, tóc và móng tay được đóng gói với biotin bổ sung. Mặc dù điều này có thể tốt nhưng cần phải nhận được nó từ thực phẩm vì quá nhiều biotin có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm máu". Thay vì dùng thực phẩm bổ sung, cô Andrews khuyên những người theo dõi cô nên ăn trứng, các loại hạt, rau lá xanh, quả bơ và khoai lang để cân bằng vitamin.
Được ca ngợi vì đặc tính chữa lành đường ruột, chống viêm và giảm đau, nghệ là loại thực phẩm bổ sung phổ biến khác. Nhưng cô Andrews cảnh báo ở mức độ cao, nghệ có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng gan. Thay vào đó, cô khuyên nên tập trung vào việc ăn nghệ như một phần của bữa ăn. Cuối cùng, vitamin C có nhiều trong cam và ớt chuông cũng không nên bổ sung bằng cách uống.
Cô Andrews cho biết, việc bổ sung hơn 200% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày có thể dẫn đến sỏi thận và các vấn đề về tiêu hóa. Vitamin C dư thừa có thể dẫn đến sỏi thận, các vấn đề về đường tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng khác. Cơ thể bạn chắc chắn có thể hấp thụ đủ vitamin C từ trái cây và rau quả nguyên quả. Mọi người nên lựa chọn cam, dâu tây, ớt chuông và bông cải xanh thay thế.
Một số nghiên cứu cũng đồng tình với mối lo ngại của cô và không khuyến khích dùng vitamin với liều lượng quá mức. Một nghiên cứu năm 2023 công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng cho thấy các chất chống oxy hóa như vitamin C và E thực sự có thể giúp khối u phát triển.
Hai chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng: Vitamin C rất quan trọng cho quá trình chữa lành vết thương và giúp da, mạch máu, xương, sụn khỏe mạnh; vitamin E tốt cho sức khỏe mắt và khả năng miễn dịch.
Mặc dù các loại vitamin này không đáng lo ngại khi tiêu thụ ở mức độ có trong thực phẩm, nhưng việc tiêu thụ nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thông qua việc bổ sung có thể khiến ung thư phát triển mạnh.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, một trường đại học y khoa ở Thụy Điển đã tiêm tế bào ung thư phổi vào chuột trước khi cho chúng uống liều lượng vitamin C và E ngày càng tăng thông qua nước uống. Sau đó, họ tiến hành siêu âm thường xuyên để theo dõi sự hình thành của mạch máu giúp tế bào ung thư hình thành khối u rắn. Kết quả cho thấy các loại vitamin này thúc đẩy một loại protein trong cơ thể giúp tăng lượng máu cung cấp cho khối u, giúp chúng phát triển.
Bệnh viện Vinmec cũng thông tin, mặc dù vitamin C (axit ascorbic) là một chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng có thể có quá nhiều. Vitamin C là một loại vitamin hòa tan trong nước, hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển bình thường và giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt. Bởi vì cơ thể không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C, điều quan trọng là phải bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn.
Đối với người lớn, lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày là 65 đến 90 miligam (mg) một ngày và giới hạn trên là 2.000 mg một ngày. Mặc dù chế độ ăn uống quá nhiều vitamin C không có hại, nhưng lượng lớn chất bổ sung vitamin C có thể gây ra bệnh tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Nếu đang gặp các vấn đề về tiêu hóa do dùng quá nhiều vitamin C, chỉ cần giảm liều bổ sung hoặc tránh hoàn toàn các chất bổ sung vitamin C.
Một nghiên cứu ở người lớn cho thấy sự hấp thụ sắt tăng 67% khi họ bổ sung 100mg vitamin C trong một bữa ăn. Tuy nhiên, những người có tình trạng tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh huyết sắc tố nên thận trọng với việc bổ sung vitamin C. Trong những trường hợp này, bổ sung vitamin C quá mức có thể dẫn đến tình trạng thừa sắt, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, tình trạng thừa sắt dễ xảy ra hơn khi lượng sắt dư thừa được tiêu thụ ở dạng bổ sung.
An Dương (T/h)