Cơ hội vàng cho chuyển đổi số

author 16:47 31/08/2020

(VietQ.vn) - Covid-19 trở lại lần 2 khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh vào cảnh “lực bất tòng tâm” nhưng đồng thời lại mở ra cơ hội vàng về chuyển đổi số và tái cơ cấu doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chuyển đổi số không còn là chuyện xa vời

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 32,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước; 21,8 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 12,2%; 8,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,5%, trong đó có 7,9 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 5,1%; 138 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 4,5%. 

Đánh giá về sức khỏe doanh nghiệp hiện nay, TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: Có thể thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Ở giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 hay khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, doanh nghiệp chỉ cần căng mình sản xuất để xuất khẩu là có thể đem lại dòng tiền, cải thiện tình hình tài chính và thu nhập của người lao động.

Nhưng lần này thì khác, dịch Covid-19 khiến cầu đứt gãy, thị trường đầu ra hoàn toàn bị động, doanh nghiệp có cố gắng duy trì sản xuất cũng chỉ tăng thêm hàng tồn kho vì không xuất khẩu được. Nói cách khác là doanh nghiệp rơi vào cảnh “lực bất tòng tâm” do tác động của đại dịch nhưng đồng thời lại mở ra cơ hội vàng về chuyển đổi số và tái cơ cấu doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Covid-19 là một cú sốc lớn đối với doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội vàng thúc đẩy chuyển đổi số. Ảnh minh họa. 

“Trước đây, chúng ta cứ nghĩ logistics là xa vời, chỉ áp dụng trong ngành vận tải hàng không, tàu thủy, ô tô thì giờ đây những thuật toán này dễ dàng đi vào đời sống nhờ sự thay đổi thói quen tiêu dùng do Covid-19. Đơn cử, kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng muốn phát triển phải giao dịch online (qua mạng) thông qua các app (ứng dụng) tải về điện thoại.

Hình thức giao dịch này gây sức ép cho người kinh doanh phải tinh gọn đội ngũ nhân viên, tự tổ chức hoặc kết nối với bên dịch vụ giao hàng, cung ứng bao bì đóng gói bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra nhu cầu thúc đẩy những doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp….”, ông Kiên nêu quan điểm.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn

Đứng trước tình hình trên, giới chuyên gia nhận định, Chính phủ Chính phủ cần cho rà soát lại các gói hỗ trợ trong bối cảnh làn sóng Covid-19 bùng phát lần thứ hai để nghiên cứu, xem xét, tháo gỡ vướng mắc một cách nhanh chóng. Tiếp đó, cần mở rộng những gói hỗ trợ, thời gian, thời hạn và cả đối tượng cần hỗ trợ. Do dịch bệnh, sức cầu trên thị trường giảm sâu, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp sẽ giảm, đồng thời kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh cũng thay đổi, không còn như trước.

Dịch bệnh chưa có chiều hướng giảm mà còn có nguy cơ bùng phát mạnh hơn trước, doanh nghiệp đã khó sẽ càng khó khăn hơn. Bên cạnh việc hạ lãi suất, khoanh nợ,... phía ngân hàng cần hợp tác với tổ chức tư vấn để cập nhật vào hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Việc thận trọng trước khi bơm vốn ra thị trường là cần thiết để tránh phát sinh nợ xấu sau dịch.

Tuy vậy, câu chuyện hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này một lần nữa tiếp tục được đưa ra xem xét như một vấn đề cấp bách chứ không thể đợi doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản rồi mới tính toán đến phương án hỗ trợ. Trước đây, Chính phủ đã chấp thuận gia hạn nộp thuế VAT, thuế thu nhập và tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong năm tháng, được doanh nghiệp đánh giá là chính sách hiệu quả trong nhiều chính sách hỗ trợ được triển khai. Do đó, trong tình hình mới lần này, cần tiếp tục xem xét cho giãn, hoãn các khoản thu, hỗ trợ doanh nghiệp có đủ sức chống chịu dịch bệnh khi nguồn lực đã cạn kiệt.

Thành công trong chuyển đổi số đến từ sự sẵn sàng thay đổi (VietQ.vn) - Câu chuyện thành công của chuyển đổi số cho thấy, người đi tiên phong là những người sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới…

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang