Các hãng xe ô tô kêu gọi phát triển hạ tầng đáp ứng tiêu chuẩn để giảm khí thải CO2

author 11:02 04/04/2021

(VietQ.vn) - Trong một tuyên bố mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu kêu gọi các nước EU cam kết triển khai cơ sở hạ tầng phù hợp với các điểm sạc và trạm hydro để giảm khí thải CO2.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) cho biết các nhà sản xuất ôtô hàng đầu khối này sẵn sàng đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải CO2 cao hơn cho ôtô vào năm 2030 nếu các nước EU cam kết triển khai cơ sở hạ tầng phù hợp với các điểm sạc và trạm hydro.

Trong một tuyên bố, ACEA đang kêu gọi đợt xem xét sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với các quy định về lượng khí thải của xe chở khách và xe tải cần dựa trên các mục tiêu triển khai cơ sở hạ tầng nghiêm ngặt trên toàn EU.

Oliver Zipse, Chủ tịch ACEA kiêm Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ôtô Đức BMW, cho biết các khoản đầu tư khổng lồ vào các phương tiện chạy điện đang được đền đáp.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) cho biết các nhà sản xuất ôtô hàng đầu khối này sẵn sàng đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải CO2 để bảo vệ môi trường. Ảnh: Getty Images 

 

Song, xu hướng này chỉ có thể duy trì nếu các chính phủ bắt đầu đầu tư phù hợp vào cơ sở hạ tầng và đó cũng là lý do tại sao bất kỳ mục tiêu giảm khí thải mới nào dành cho ôtô đến năm 2030 đều phải có điều kiện đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng.

Theo ông Zipse, cam kết về khả năng trung hòa carbon không thể là “nghĩa vụ một sớm một chiều.”

Theo ACEA, cần có mối liên hệ trực tiếp giữa các mục tiêu phát thải của ngành ô tô và các mục tiêu quốc gia có thể thực thi đối với các điểm sạc và trạm tiếp nhiên liệu.

EU đặt mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2050.

Dữ liệu từ ACEA cho thấy sẽ cần ít nhất 3 triệu điểm sạc công cộng cho ô tô để đáp ứng mục tiêu dành cho năm 2030. Trong khi đó, hiện chỉ có khoảng 225.000 điểm đang hoạt động ở EU.

Liên quan tới khí thải CO2, các nhà nghiên cứu cho rằngl tuy không phải là khí quá độc nhưng với nống độ lớn thì sẽ làm giảm nồng độ oxy trong không khí, gây ra các tác hại như mệt mỏi, khó thở, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim và các rối loạn khác. Hệ thần kinh bị kích thích gây ra thở sâu và nhịp thở gia tăng.

Hàng chục nhà khoa học quốc tế đã tính toán rằng lượng khí thải trong không khí đạt 34 tỷ tấn cacbon đioxit vào năm 2020. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Earth System Science Data, con số này giảm 2,4 tỷ tấn so với năm ngoái và sẽ ngày càng giảm nếu không có chiến lược phù hợp.

Sự sụt giảm này chủ yếu là do người dân có xu hướng ở nhà, ít sử dụng các phương tiện như máy bay hoặc ô tô. Giao thông vận tải đường bộ chiếm khoảng 1/5 lượng khí thải cacbon đioxit, loại khí giữ nhiệt chủ yếu do con người tạo ra.

Phát hiện kho thực phẩm đông lạnh chứa hơn 20.000 sản phẩm không rõ nguồn gốc(VietQ.vn) - Một kho thực phẩm nhập lậu đông lạnh vừa được lực lượng chức năng Lạng Sơn phát hiện tại số 40, ngõ 2, đường Chu Văn An, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.

Theo bà Corinne LeQuere, nhà khoa học khí hậu tại Đại học East Anglia: "Việc phong tỏa không phải là biện pháp để đối phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên đây là tin tốt cho chất lượng khí quyển. Tôi cùng các đồng nghiệp đã dự đoán lượng khí thải sẽ giảm từ 4% đến 7% tùy thuộc vào diễn biến của bệnh dịch.

Theo thống kê, lượng cacbon đioxit giảm 12% ở Mỹ và 11% ở Châu Âu, nhưng chỉ 1,7% ở Trung Quốc. Đó là bởi vì Trung Quốc có thời gian phong tỏa ngắn hơn. Bên cạnh đó, lượng khí thải của Trung Quốc phụ thuộc vào ngành công nghiệp nhiều hơn so với giao thông vận tải. Ngay cả khi giảm mạnh trong năm 2020 trung bình thế giới đưa vào không khí 1.075 tấn cacbon đioxit mỗi giây.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang