Đắp lá chữa tắc tuyến sữa gây nhiễm trùng nặng sản phụ nên tránh

author 16:29 19/06/2020

(VietQ.vn) - Do bị tắc tuyến sữa nên một người phụ nữ tại Quảng Ninh đã nghe lời người thân đắp lá vào vùng ngực để chữa, kết quả đã phải nhập viện do bị áp xe vú.

Báo VnExpress dẫn thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, bệnh nhân trên đang trong thời gian cho con bú, bị tắc tuyến sữa. Nghe lời người thân, chị lấy lá thuốc đắp vùng vú để chữa tắc. Đến khi ổ nhiễm trùng chảy mủ, bệnh nhân mới đến bệnh viện thăm khám, ngày 18/6.

Bác sĩ chẩn đoán chị bị áp xe vú, ngực chảy mủ do tắc tuyến sữa. Người nhà bệnh nhân lại nặn bóp ổ áp xe quá sớm làm ổ nhiễm trùng lan rộng gây tổn thương vùng xung quanh, bệnh nặng hơn.

Trước đó, một bệnh nhân tên Thanh Hương quê ở Thanh Hóa đã sinh đến bé thứ 3. Hai bé đầu của Thanh Hương đều được bú mẹ hoàn toàn. Nhưng bé thứ 3 mới sinh được 2 tuần, mẹ đã thấy ít sữa dần. Lúc đầu, Hương chỉ cảm thấy đau ở vùng bầu ngực, chạm vào là đau, nên cho bé ăn thêm sữa ngoài.

Tự ý đắp lá chữa tắc tuyến sữa có thể gây nhiễm trùng nên tránh tuyệt đối. Ảnh minh họa 

Vì con bú mẹ bị đau đầu ti, đôi khi còn rớm máu nên Hương mượn máy vắt sữa để vắt sữa nhưng càng vắt càng đau. Người nhà nói Hương bị tắc tia sữa nên dẫn Hương đến gặp thầy lang chuyên trị tắc tia sữa gần nhà. Có rất nhiều mẹ đã đến đây để được đắp lá và hết tắc tia sữa nổi cục. Nhưng Hương đắp đến ngày thứ 10 thì bị sốt cao, ngực rất đau và sưng đỏ. Bởi vậy người nhà đưa Hương vào bệnh viện. Ở đây bác sĩ chuẩn đoán Hương đã bị áp xe và phải trích mủ.

Theo các bác sĩ, thực tế, có rất nhiều mẹ đã chủ quan khi thấy bầu ngực bị đau, sữa ít dần hoặc khi ấn vào thấy cục cứng nhỏ nổi lổn nhổn bên trong ngực, và đã không xử lý đúng cách để giải quyết tình trạng.

Ăn ba ba có thể gây sốc phản vệ nên thận trọng(VietQ.vn) - Sau khi ăn ba ba khoảng nửa giờ đồng hồ một nam bệnh nhân 34 tuổi đã bị mẩn đỏ toàn thân, ngứa, mắt sung huyết, đau bụng dữ dội.

Đặc biệt, đối với các loại lá cây chứa nhiều lông tơ nhỏ rất dễ gây kích ứng cho da. Chưa kể, nếu các lá cây chưa vệ sinh kỹ, nhiễm bẩn hoặc chứa hóa chất còn nguy hiểm hơn. Đắp lá tạo ra sự kích ứng da gây mẩn đỏ da vị trí bầu ngực, lâu dần bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú, u xơ tuyến vú...

Do đó, khi ngực căng, có dấu hiệu tắc sữa, sản phụ có thể chườm mát hoặc massage ngực. Phối hợp thông tắc sữa bằng máy hút sữa hoặc làm mềm ngực bằng máy vật lý trị liệu như đèn hồng ngoại, sóng siêu âm. Đồng thời, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín đảm bảo tiêu chuẩn để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh nguy cơ ung thư vú.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang