Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Huy - Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu hải quan (Tổng cục Hải quan) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, doanh nghiệp xuất khẩu cần nhận rõ thách thức. Cơ quan hải quan đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm, giãn các loại thuế, phí là những chính sách tài khóa phần nào giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, giúp kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; song song đó cũng góp phần kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô. PV đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế và TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng, về vấn đề này.
Trả lời phóng viên, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cho rằng công tác cải cách hành chính của Bộ Tài chính đã hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, chính sách tài khóa của Việt Nam thời gian qua linh hoạt và thích ứng được với hoàn cảnh của nền kinh tế. Trong bối cảnh không gian chính sách tiền tệ hạn chế, chi tiêu tài khóa và đầu tư công sẽ là chìa khóa tăng trưởng trong năm 2024.
Để phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định thị trường tài chính là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế, Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên. Nhân dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời phóng viên xung quanh các vấn đề này.
Chia sẻ với PV, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, để tạo thêm từng “điểm phần trăm” quý giá cho tăng trưởng kinh tế, theo hướng xanh, bền vững, góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ với cộng đồng quốc tế đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050 thì việc phát huy đồng bộ, tổng lực các mô hình kinh tế tuần hoàn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), việc lồng ghép phát triển kinh tế tuần hoàn vào chính sách, dự án liên kết vùng là mục tiêu được Chính phủ khuyến khích. Vì vậy, trong thời gian tới cần có chiến lược phát triển mô hình liên kết vùng gắn với kinh tế tuần hoàn một cách bài bản, thấu đáo.