Giải mã trọn vẹn ẩn ý trong câu 'Mùng 1 Tết Cha, Mùng 2 tết Mẹ, Mùng 3 Tết Thầy'

author 15:34 30/12/2022

(VietQ.vn) - Không biết tự bao giờ quan niệm: “Mùng 1 Tết Cha, Mùng 2 tết Mẹ, Mùng 3 Tết Thầy” đã in sâu vào tiềm thức người Việt mỗi dịp Xuân đến Tết về. Nguồn gốc của quan niệm này và những hoạt động diễn ra như thế nào để thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của câu nói sẽ được phân tích trong bài viết dưới đây.

 Ảnh sưu tầm Internet

1. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” qua câu nói “Mùng 1 Tết cha”

Ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch theo tử vi 2023 là ngày Tân niên - ngày bắt đầu năm mới và được coi là ngày quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Năm Quý Mão 2023, mùng 1 Tết sẽ đến sớm hơn mọi năm chỉ cách Tết Dương 21 ngày và diễn ra vào Chủ Nhật ngày 22 tháng 1 dương lịch. 

Xét về ý nghĩa của câu nói “Mùng 1 Tết Cha” thấy rằng tục lệ ngày bắt nguồn từ quan niệm của người Việt từ xưa. Cha được coi là đại diện cho họ hàng bên nội, mang ngụ ý nhắc nhở con người ta hướng về nguồn cội, cúng bái tiên tổ, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ.

Sớm mùng 1, con cháu trong nhà sẽ sắp cơm cúng gia tiên, quây quần ăn bữa cơm đầu năm. Sau bữa cơm, mọi người diện lên những trang phục đẹp đẽ, trao những lời chúc tốt lành, những phong bao lì xì đỏ thắm và cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội.

2. Truyền thống tưởng nhớ công dưỡng dục, sinh thành qua câu “Mùng 2 Tết Mẹ”

Nguồn: Ảnh sưu tầm Internet.

Người xưa có câu: “Mùng 1 sớm mai, mùng 2 đầu tháng” ý muốn nói ngày mùng 2 giống như mùng 1 đều có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây cũng là ngày khởi đầu cho năm mới, tháng mới. Thông thường vào sớm mùng 2 Tết, sau nghi lễ cúng gia tiên thì con cháu trong nhà sẽ "xuất hành" sang chúc Tết bên nhà ngoại, tức là bên "mẹ" theo tục lệ “Mùng 2 Tết Mẹ”. 

Việc chúc Tết này chính là bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của các chàng rể đối với bố mẹ vợ vì đã sinh thành, dưỡng dục nàng dâu hiếu thảo cho nhà chồng. Ngoài ra, với những người đàn ông chuẩn bị cưới vợ, thường mùng 2 Tết sẽ đến nhà cha mẹ vợ tương lai (hay còn gọi là nhạc gia) để chúc Tết theo tục lệ “Đi sêu”. 

Xem thêm: Ngày tốt tháng 1 năm 2023 - Xemvanmenh.net để tiến hạnh mọi việc thuận lợi, may mắn.

Cũng với những nghi thức diễn ra vào này, chàng rể cùng vợ con sẽ về nhà ngoại, quây quần ấm áp, trao gửi yêu thương, lời chúc và lì xì tới người thân yêu. Bởi vậy, có thể nói “Mùng 2 Tết Mẹ” chính là cơ hội quý giá để sum vầy, hàn huyên với người thân sau một năm bận rộn mưu sinh, nhất là đối với những nàng dâu lấy chồng xa quê bởi họ ít có điều kiện về thăm bố mẹ, anh em, họ hàng.

3. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” thấm đượm qua câu nói “Mùng 3 tết Thầy” 

 Ảnh sưu tầm Internet

Việt Nam là nước rất trọng tư tưởng Nho giáo, chính vì vậy mà triết lý nhân sinh “Quân - Sư - Phụ” được lưu truyền theo các thế hệ con cháu. Theo đó, những ngày đầu xuân mới, ngoài việc tết Cha, tết Mẹ thì đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn đến những người đã nuôi lớn chúng ta qua từng con chữ. 

Mùng 3 Tết mang đậm nét truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Trong ngày này các thế hệ học trò cùng thường đi thăm viếng trường xưa lớp cũ. Có những buổi họp lớp, thăm hỏi nhau về những buồn vui cuộc sống. Và quan trọng hơn hết là cùng nhau đến chúc Tết những người thầy, người cô đã đưa chúng ta đến với bến bờ tri thức. 

Như vậy, câu tục ngữ “Mùng 1 Tết Cha, Mùng 2 tết Mẹ, Mùng 3 Tết Thầy” có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Dạy cho con người ta phải biết ghi nhớ cội nguồn của mình, ghi nhớ công ơn sinh thành của bậc làm Cha làm Mẹ, ghi nhớ sự dạy dỗ yêu thương của người Thầy người Cô đáng kính. 

Thông tin doanh nghiệp

Website: https://xemvanmenh.net/

Fanpage: https://vi-vn.facebook.com/xemvanmenh.net/

Pinterest: https://www.pinterest.com/xemvanmenhcuocdoi/

 PV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang