Hại mắt, hại trẻ vì thuốc nhỏ mắt

author 05:29 16/05/2014

(VietQ.vn) - Nhiều loại thuốc nhỏ mắt có thể gây hại như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, loét giác mạc dai dẳng, bội nhiễm, ức chế tuyến yên - vỏ thượng thận thậm chí còn gây hại cho trẻ.

Thuốc nhỏ mắt trên thị trường rất đa dạng

Các thuốc nhỏ mắt thông thường có nhiều dạng: dung dịch, huyền phù, mỡ hoặc crem, có tới hàng trăm hoạt chất và phụ gia khác nhau, có thể đơn chất nhưng thường là thuốc phối hợp từ 2 đến 4-5 hoạt chất. Có thể chia thuốc nhỏ mắt thành các loại:Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn thường dùng:

Thuốc nhỏ mắt rất đa dạng trên thị trườngThuốc nhỏ mắt rất đa dạng trên thị trường

Kháng sinh chloramphenicol, neomycin, tetracyclin, azithromycin, tobramycin, framycetin, các dẫn xuất quinolon, sulfamid.

Nhóm thuốc chống dị ứng: diphenhydramin, chlorpheniramin, naphazolin, antazolin, emedastin...

Nhóm thuốc cường giao cảm, co mạch: phenylephrin, tetrahydrozolin.

Nhóm thuốc corticosteroid (chống viêm và dị ứng): Dexamethason, hydrocortison, fluorometholon, prednisolon, betamethason...

Nhóm thuốc sát khuẩn: Naborat, boric acid, glycerin, thiomertal...Nhóm thuốc vitamin: A, C, B1, B2, B6, E...

Nhóm thuốc nước mắt nhân tạo, trị khô mắt: propylen glycol, polividone, dextran, polivinyl alcohol, NaCMC, Nachlorid...

Thuốc nhỏ mắt chứa nhiều nguy hại 

Thuốc chứa Chloramphenicol có nguy cơ gây thiếu máu bất sản hay gây loạn sản máu. Không dùng cho trẻ sơ sinh.Thuốc thuộc nhóm quinolon như ciprofloxacin, ngoài trường hợp quá mẫn, thuốc còn gây kết tủa tinh thể hoặc vảy tinh thể, cảm giác có dị vật ở mắt, ngứa, sung huyết, sưng mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, buồn nôn, giảm thị lực.

Các thuốc kháng sinh dùng đồng thời có thể gây kháng chéo, dị ứng chéo, ví dụ chloramphenicol không dùng đồng thời với penicilin, cephalosporin, gentamicin, tetracyclin, vancomycin, sulfadiazin. 

Thuốc nhỏ mắt corticosteroid, với các biệt dược quen thuộc như chlorocid H, Neodexa, Ophtason, Poly Pred, Levodexa v.v... Thuốc có thể gây viêm giác mạc nông, loét giác mạc dai dẳng thậm chí thủng nhãn cầu, nhiễm nấm mắt, chậm lành vết thương, teo cơ và tăng áp lực nội sọ khi ngừng sử dụng thuốc, nhất là dùng thuốc dài ngày và không giảm dần liều. Đặc biệt, học sinh mải mê vi tính, lúc đầu dùng thuốc thấy mắt sáng nên liên tục dùng, thấy, sau thấy cơ mắt teo đi, nhìn mờ dần, đi khám mắt thì đã muộn. 

Thuốc nhỏ mắt có chất kháng histamin, chống dị ứng, với các biệt dược như daiticol, daiguku, opcon A, Rohto... Những người bị đỏ ngứa mắt, mỏi mắt, cay mắt do đọc sách, vi tính, gió, bụi, nhỏ một giọt cảm thấy cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc gây khô mắt keo dịch tiết. Nếu dùng dài ngày dịch tiết ở mắt keo lại sẽ khó nhìn hơn, càng khó chịu khi không có thuốc. Thậm chí có thuốc còn gây nhức đầu, mộng mị, nhìn mờ, nhuộm màu giác mạc, khó chịu như có dị vật ở mắt, sung huyết, chảy nước mắt. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người bị tăng nhãn áp.

Thuốc nhỏ mắt còn có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Thuốc nhỏ mắt còn gây hại cho trẻThuốc nhỏ mắt còn gây hại cho trẻ

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC), từ năm 1997 đến 2009 có hơn 4.500 trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh do nuốt thuốc nhỏ mắt.

Cũng trong thời gian này có 1.100 trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị do nuốt phải thuốc thông mũi ở dạng xịt. Đó là các trường hợp trẻ nuốt các loại thuốc nhỏ mắt hay thuốc thông mũi ở dạng xịt có chứa tetrahydrozoline, oxymetazoline hay naphazoline.

Các chất này làm co mạch máu trong mắt để chữa tình trạng mắt đỏ do bị kích ứng. Ở mũi, chúng có tác dụng làm co mạch máu để làm giảm chứng nghẹt mũi do cúm, sốt hay dị ứng. Khi được dùng trực tiếp ở mắt hay mũi, sản phẩm chứa các chất này rất an toàn.

Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 5 tuổi nuốt các chất này, cho dù chỉ từ 1 đến 2 ml (1 muỗng cà phê khoảng 5 ml), tác dụng phụ của thuốc sẽ gây hại cho trẻ. Trẻ có thể sẽ bị bất tỉnh, suy tim, suy hô hấp, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Linh Nguyễn (th)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang