Hiện tượng “pháo hoa” hiếm thấy ngoài vũ trụ

author 06:55 07/07/2014

(VietQ.vn) – Ngày mùng 4 vừa rồi, ở một giải ngân hà xa, rất xa đã xảy ra hiện tượng “pháo hoa” hiếm thấy, có một không hai trong vũ trụ, cách Trái Đất 23 triệu năm ánh sáng.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Việc chứng kiến pháo hoa vào ngày 4 tháng 7 hẳn là không xa lạ với tất cả công dân nước Mĩ, tuy nhiên, vụ nổ pháo hoa đặc biệt này xảy ra cách Trái Đất 23 triệu năm ánh sáng. 

Nasa vừa mới công bố hình ảnh khó tin của thiên hà NGC 4258 (cũng được biết đến như M106), một thiên hà hình xoắn ốc giống như dải Ngân hà. Thay vì nổ tung, màn trình diến ánh sáng là sự kết hợp của hố đen khổng lồ, sóng xung kích và một lượng khí vô cùng lớn.  

Hình ảnh tổng hợp mới nhất của thiên hà NGC 4258, nơi có hiện tượng “pháo hoa” hiếm thấy”

Hình ảnh tổng hợp mới nhất của thiên hà NGC 4258, nơi có hiện tượng “pháo hoa” hiếm thấy”. Ảnh: Nasa

Dữ liệu radio cho thấy rằng lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của NGC 4258 đã tạo ra “các máy bay phản lực” chứa đầy các hạt năng lượng cao, tạo ra sóng xung kích.

 Màn trình diễn

 Màn trình diễn "pháo hoa" hiếm thấy từ dữ liệu của kính viễn vọng không gian Spitzer. Ảnh: Nasa

Sóng xung kích tiếp tục làm nóng các chất khí, bao gồm chủ yếu là phân tử hydro, lên tới hàng ngàn độ. Sự phóng khí này có ý nghĩa rất quan trọng đối với số phận của thiên hà NGC 4258. 

Hiện tượng hiếm gặp được ghi lại từ dữ liệu của đài quan sát tia X Chandra. Ảnh: Nasa

Hiện tượng hiếm gặp được ghi lại từ dữ liệu của đài quan sát tia X Chandra. Ảnh: Nasa

Hình ảnh “pháo hoa” có một không hai khác từ dữ liệu vô tuyến của NSF. Ảnh: Nasa
Hình ảnh “pháo hoa” có một không hai khác từ dữ liệu vô tuyến của NSF. Ảnh: Nasa

Do thiên hà NGC 4258 tương đối gần với Trái Đất, các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu chi tiết quá trình lỗ đen trên ảnh hưởng đến thiên hà của nó. 

Hình ảnh pháo hoa từ dữ liệu quang học của  kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: Nasa
Hình ảnh "pháo hoa" từ dữ liệu quang học của  kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: Nasa

Siêu lỗ đen ở trung tâm của NGC 4258 lớn hơn 10 lần lỗ đen trong dải Ngân hà, tiêu thụ vật chất với tốc độ nhanh hơn, do đó có khả năng gia tăng ảnh hưởng của nó đến sự tiến hóa của thiên hà chủ. 

Tuyết Trinh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang