Hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười: Trò chơi nguy hiểm ngang đập đá?

author 14:25 27/12/2016

(VietQ.vn) - Mới đây dân mạng lại xôn xao về hình ảnh hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười- một loại hình mà theo các chuyên gia nó vô cùng nguy hiểm ngang đập đá.

Mấy ngày gần đây, hình ảnh hoa hậu Kỳ Duyên cùng bạn trai thoải mái thổi bóng cười và khóa môi ở một góc tối nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng. Tuy nhiên, cô từ chối bình luận về sự việc này.

Trên thực tế, nhiều bạn trẻ cũng đang xem trò này như một thú giải trí. Báo Tuổi Trẻ đưa tin, đã có nhiều trường hợp phải trả giá bằng tính mạng vì trò này, thậm chí, có rất nhiều bạn trẻ biết rõ tác hại của trò hít bóng cười này nhưng vẫn "bất chấp" chơi thỏa mãn thú vui bản thân.

Hình ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười đang gây xôn cao cộng đồng mạng. Ảnh: Kiến Thức

Hình ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên hít bóng cười đang gây xôn cao cộng đồng mạng. Ảnh: Kiến Thức 

Nói tới trò chơi hít bóng cười mà Hoa hậu Kỳ Duyên cùng bạn trai chơi, theo hãng tin BBC lấy số liệu từ Mỹ cho biết, mỗi năm tại nước này có 15 trường hợp chết vì bóng cười. Còn tại Anh, từ năm 2006 đến 2012 có 17 ca thiệt mạng.

Trong năm 2015, hãng tin BBC đưa tin chính phủ Anh đã tính đến chuyện cấm bán khí nitrous oxide (chất khí sử dụng trong bóng cười hay còn gọi là khí cười) vì những tác hại của chất này. Tại Anh, khí cười đang trở nên thông dụng và cảnh sát đã thu giữ được hơn 1.200 bình hít khí cười chỉ tại một hộp đêm.

Khí cười có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng và thường được sử dụng cho mục đích y tế, dành gây mê hoặc cho phụ nữ khi sinh. Tuy nhiên, hiện khí cười đang được bán ngoài mục đích y tế. Chất này được nhà khoa học Anh Joseph Priestley khám phá ra năm 1772 và trong vòng 30 năm, nhà hóa học Humphry Davvy lại dùng nó vào mục đích giải trí. Có nhiều cách để hít khí cười, dùng bình khí hoặc bong bóng...

Tin cảnh báo nổi bật ngày 26/10: Thực hư hot girl Hà Nội nhập viện vì hút bóng cười(VietQ.vn) - Tin cảnh báo nổi bật ngày 26/10: Bắt 2 tạ thịt gà bốc mùi hôi thối; Thực hư hot girl Hà Nội nhập viện vì hút bóng cười...

Năm 2015, ông Mike Penning, thuộc Bộ chính sách và tội phạm cho hay, khí cười sẽ giúp người sử dụng hưng phấn, bình tĩnh, thả lỏng nhưng đồng thời cũng có thể khiến họ cảm thấy chóng mặt, ảo giác, không kiểm soát được suy nghĩ và muốn cười. Theo nguyên lý, khi hít vào, khí cười sẽ thay thế oxy trong phổi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy tạm thời trong máu.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu hít khí cười trong không gian hẹp hoặc dùng bao nilon có thể gây tử vong vì thiếu oxy; nếu sử dụng thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể không thể hấp thụ vitamin B12, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, thay đổi tính tình, mất khả năng tập trung và cuối cùng là tổn thương thần kinh. Ngoài ra, khí cười còn làm giảm khả năng hình thành bạch cầu.

Shirley Cramer, giám đốc điều hành Cơ quan Hoàng gia về sức khỏe công cộng của Anh, cảnh báo thông thường người hít bóng cười cũng sẽ sử dụng kèm theo rượu hoặc cần sa và đây là điều đáng phải quan tâm.

Trò chơi hít bóng cười được nhiều bạn trẻ thích dùng gây nhiều hệ lụy. Ảnh minh họa

Còn theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y dược TP HCM cho biết trên báo Kiến Thức, sở dĩ các bạn trẻ thích hít khí cười qua sử dụng bóng cười vì nó giống như ma túy nhẹ tạo sự phấn khích và ảo giác.

Thực chất bóng cười là quả bóng bay được bơm khí nitrous oxide (N2O) thông qua một dụng cụ bơm. Chất khí nitrous oxide khiến người hút vào có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười. Chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên. Cứ như vậy lặp lại khoảng 4 - 5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh. Thực tế, việc sử dụng N2O lâu dài nguy hiểm không kém đập đá, nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về chất này nên chưa kết luận chính xác được.

Điều đáng nói là giới trẻ lạm dụng khí cười chỉ để tìm cảm giác ảo. Nhờ ảo giác mà các bạn trẻ cảm thấy hưng phấn, vừa hít bóng cười vừa ôm nhau nhảy trong tiếng nhạc ầm ĩ, cuồng loạn và thấy thế mới là cuộc vui đích thực.

Nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy. Khi quen với cảm giác “phê” ảo giác, các bạn trẻ rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác “phê” mạnh hơn.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang