Hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm

authorNinh Lan 18:52 18/04/2018

(VietQ.vn) - Trong đó 60% dân số hiện đang phải sống trong các khu vực thậm chí còn không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng không khí.

Nhận định này được đưa ra trong Báo cáo Tình trạng Không khí toàn cầu năm 2018 (PDF). Đây là một bản đánh giá hằng năm của tổ chức Health Effects Institute (HEI) về hiểm hoạ ô nhiễm không khí và gánh nặng nó tạo ra cho nền y tế thế giới.

Các nhà nghiên cứu  phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí là thủ phạm gây ra 6,1 triệu trường hợp tử vong sớm trên toàn thế giới, thường ở dạng đột quỵ, đau tim, ung thư phổi, và bệnh phổi mãn tính. Điều đó đồng nghĩa với việc ô nhiễm không khí đứng thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong cao nhất với các vị trí đứng đầu là huyết áp cao, chế độ ăn uống kém và hút thuốc.

Cảnh mặt trời lặn được nhìn qua lớp bụi ô nhiễm dày đặc ở thành phố Băng Cốc, Thái Lan. Ảnh: Reuters
 Cảnh mặt trời lặn được nhìn qua lớp bụi ô nhiễm dày đặc ở thành phố Băng Cốc, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Các nhà nghiên cứu xác định chất lượng không khí bằng cách đo chỉ số hạt PM2.5 và PM2.10. Đây là những loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển. Chúng có thể đến từ các nguồn tự nhiên như bụi và phấn hoa hoặc từ khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy công nghiệp. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, các hạt nhỏ này đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

700 triệu người trên thế giới có thể buộc phải di dân vì điều khủng khiếp này (VietQ.vn) - Với hơn 75% diện tích đất trên toàn cầu đang bị suy thoái nghiêm trọng, các chuyên gia cảnh báo 2/5 dân số thế giới có thể sẽ bị buộc phải di dân trong vòng ba thập kỷ tới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra giới hạn về phát thải nồng độ hạt PM2.5 và PM2.10. Nhưng theo bản đồ biểu thị nồng độ bụi PM2.5 toàn cầu dưới đây, ta có thể thấy phần lớn các khu vực trên thế giới đều vượt quá ngưỡng giới hạn này, trong đó Châu Á và Châu Phi có chất lượng không khí kém nhất. Dân cư sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thường là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm không khí.

 Bản đồ biểu thị nồng độ PM 2.5 trên toàn thế giới. Ảnh: IFLScience
 Bản đồ biểu thị nồng độ PM 2.5 trên toàn thế giới. Ảnh: IFLScience

Thành phố Zabol (Iran) được đánh giá là nơi ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số PM 2.5 là 217 µg/m3, cao gấp gần 30 lần mức độ cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 µg/m3. Các thành phố lớn trên thế giới cũng có mức độ ô nhiễm trung bình trong năm là 115 µg/m3. Nơi có số lượng các thành phố với mức độ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất vẫn nằm ở Ấn Độ và Trung Quốc, 2 quốc gia đông dân bậc nhất thế giới.

Xuân Hồng (theo IFLScience)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang