KH-CN giúp nông lâm nghiệp tăng năng suất như thế nào?

author 08:38 03/05/2014

(VietQ.vn) - Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, những tiến bộ của khoa học và công nghệ (KH-CN) đã giúp tăng trưởng nông nghiệp đạt tới con số 30%.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tăng năng suất cây trồng lên 75%

KH-CN đóng vai trò quan trọng trong khâu lai tạo, nhân giổng cây trồng mới, tăng năng suất, thay thế giống nhập ngoại. Việc ứng dụng công nghệ mới giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su.

Công nghệ nhân giống đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo ra được các giống sạch bệnh, tránh ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất lợi, giúp giảm 95% chi phí phân bón, tiết kiệm được 98% nước và tăng năng suất cây trồng từ 45% lên 75%.

Công nghệ nhân giống tạo nhiều giống sạch, năng suất cao

Cụ thể, trong sản xuất lương thực: Từ năm 1995 đến nay, nhờ đổi mới công nghệ, năng suất lúa tăng từ gần 30 tạ/ha lên đến 50 tạ/ha, đưa Việt Nam thành nước có năng suất cao gấp 1,5 lần Thái Lan và đứng đầu Đông Nam Á.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, xác định được bộ giống lúa có năng suất, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để bô sung vào cơ câu các giống lúa xuât khâu ở Đông băng sông Cừu Long. Việc áp dụng quy trình công nghệ mới đã giảm chi phí đầu tư sản xuất, góp phần tăng lợi nhuận: nếu 1 triệu ha lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cừu Long áp dụng quy trình canh tác tiên tiến sẽ tăng lợi nhuận là 900 tỷ đồng. Đến nay, đã có hơn 170 giống lúa được công nhận.

Trong sản xuất các loại cây lương thực, cây rau màu khác:  Các tiến bộ KH-CN về giống và kỹ thuật thâm canh đã góp phần đưa sản lượng cao su hiện nay tăng hơn 10 lần so với năm 1990. Ngoài ra, đã tạo được nhiều giống cà phê có năng, suất cao, chọn được giống các loại cây nguyên liệu giấy, thuốc lá, bông, cây có dầu ngắn ngày và dài ngày; áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nuôi cấy mô, biến nạp gen, phục tráng mở rộng diện tích rừng trồng cây nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc bộ, Thanh Hoá, Kon Tum...

Ứng dụng công nghệ mới trong lâm nghiệp

Công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã đạt được nhiều tiến bộ, đã có gần 100 dòng, giống cây rừng mới được công nhận và đưa vào sản xuất, đã xây dựng và áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng, như khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, thử nghiệm trồng rừng bằng gieo bay trên quy mô lớn ở những vùng có điều kiện khó khăn. Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật và phân bón sinh học đã đươc ứng dụng rộng rãi.

Nhiều kỹ thuật tiến bộ đã được áp dụng trong trồng rừng

Thời gian quan, các nhà khoa học đã triển khai các công nghệ vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây trồng, đặc biệt chú ý đến cây thân gỗ có giá trị kinh tế như: paulownia; cây xoan chịu hạn dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

Tập trung nghiên cứu nhân giống bằng công nghệ tế bào các loại cây: bạch đàn, keo lai, cây hông,... góp phần vào chương trình 5 triệu hecta rừng phủ xanh đất trống đồi núi ừọc. Đáng chú ý có các tổ họp lai nhân tạo giữa các loài bạch đàn c, T, NM, GM, sinh trường bình quân tăng 20-30%. Năm 2013, đã nghiên cứu và công nhận đưa vào sản xuất 18 giống câv trồng; chọn lọc, lai tạo và công nhận 11 giống keo lai và bạch đàn mới có năng suất cao.

Nhiều công nghệ về bảo quản lâm sản, công nghệ biến tính gỗ để chế biến gỗ rừng trồng; công nghệ diệt mối bằng vi sinh vật đã được nghiên cửu ứng dụng và cho kết quả tốt. Các tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản, chế biến gỗ rừng trồng góp phần làm thay đổi đáng kể thói quen dùng gỗ rừng tự nhiên, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trong cả nước.

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang