Singapore quy định chặt chẽ phụ gia thực phẩm có trong hàng hóa xuất khẩu
Ủy ban châu Âu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng
Bộ Tài chính cảnh báo website giả mạo
Cục An toàn thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch miễn thị thực
Cụ thể, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã có thông cáo về việc phát hiện ra chất cấm Sibutramine có trong thành phần của 3 sản phẩm cà phê là KetoDiet Coffee của Malaysia, ChoCo Premix Coffee và V-SHOU Premium Coffee (chưa rõ xuất xứ). SFA khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua hoặc sử dụng các sản phẩm này.
Sibutramine là thành phần trong thuốc giảm cân và chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ. Sibutramine đã bị cấm tiêu thụ tại Singapore kể từ năm 2010 do nguy cơ gây đau tim, đột quỵ và một số vấn đề về rối loạn hệ thần kinh trung ương cho người sử dụng.
Theo Mục 15 của Đạo luật Kinh doanh thực phẩm của Singapore, việc phân phối thực phẩm không an toàn tại Singapore là bất hợp pháp. Bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Đạo luật này đều là phạm pháp và bị kết án với mức tiền phạt không quá 5.000 SGD; trường hợp bị kết án lần thứ hai hoặc các lần tiếp theo, mức phạt là không quá 10.000 SGD hoặc/và phạt tù không quá 3 tháng. SFA cho biết sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm khắc đối với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp bán hay cung cấp các sản phẩm thực phẩm không an toàn, có pha trộn với các chất bị cấm.
Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore là thị trường có yêu cầu cao, khắt khe về an toàn thực phẩm. Việc cập nhật, nắm rõ, chính xác các quy định của sở tại về thực phẩm là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm sang thị trường Singapore.
Các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất để bán tại Singapore được quy định trong Quy định về thực phẩm của nước này (Food Regulation).
SFA cảnh báo một số sản phẩm có chứa Sibutramine
Các doanh nghiệp có thể tham khảo Quy định về thực phẩm của Singapore và tài liệu hướng dẫn của SFA về các chất phụ gia được phép (Tại đây). Các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam nên thường xuyên tự kiểm tra thành phẩn trong sản phẩm của mình, đảm bảo chỉ dùng các phụ gia thực phẩm được phép và hàm lượng sử dụng nằm trong mức tối đa cho phép theo quy định của Singapore.
Một số lưu ý về dán nhãn sản phẩm thực phẩm khi xuất khẩu vào Singapore
Để đảm bảo xây dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Singapore, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về việc dán nhãn các sản phẩm thực phẩm đã được đóng gói.
Nhà nhập khẩu và nhà sản xuất các sản phẩm thực phẩm được đóng gói sẵn bán tại Singapore phải cung cấp nhãn mác có đầy đủ thông tin bằng tiếng Anh, gồm: Tên hoặc mô tả về sản phẩm thực phẩm; thành phần của sản phẩm: tất cả các thành phần và chất phụ gia trong thực phẩm đóng gói sẵn phải được khai báo, trong đó thành phần có trọng lượng lớn nhất sẽ được liệt kê đầu tiên và thành phần có trọng lượng nhỏ nhất sẽ được liệt kê cuối cùng; Các thành phần có khả năng gây mẫn cảm có trong thực phẩm như: Ngũ cốc có chứa gluten (như: Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch…); thành phần có nguồn gốc từ động vật giáp xác; trứng và các sản phẩm từ trứng (lecithin); cá và các sản phẩm từ cá; sữa và các sản phẩm từ sữa (Sodium caseinate); đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng; đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành; các loại hạt và sản phẩm từ hạt (như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt hồ đạo, hạt hồ trăn, hạt mắc-ca…); muối; Sodium bicarbonate; sulphite ở dạng cô đặc từ 10mg/kg trở lên,…
Đối với trường hợp quá trình sản phẩm thực phẩm tiềm ẩn sự xuất hiện của các chất gây dị ứng, nhà sản xuất có thể sử dụng cách ghi nhãn “có thể chứa” (“may contain [chất gây dị ứng]” hoặc “Produced in a facility that processes products that may contain [chất gây dị ứng]”).
Khánh Mai