Lý do không nên đốt chất thải nhựa

author 16:37 28/01/2022

(VietQ.vn) - Theo các nhà nghiên cứu tại Ấn Độ, khi đốt chất thải nhựa lẫn với thức ăn thừa sẽ vô cùng nguy hiểm vi chúng sản sinh ra một loại chất độc hại tới sức khỏe và môi trường.

Đốt chất thải nhựa được xem là giải pháp đơn giản để “giảm tải” rác thải. Tuy nhiên, phương pháp này cực kì gây hại cho sức khỏe cũng như môi trường.

Chất thải nhựa chứa khí carbon và hydro. Hai loại khí này cùng với clorua thường được tìm thấy trong thức ăn thừa. Hỗn hợp này khi bị đốt sẽ thải ra khí độc hại cho con người.

 Không nên đốt chất thải nhựa vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Ảnh minh họa

Trưởng khoa Khoa học Môi trường thuộc Đại học Indonesia - ông Emil Budianto cho biết, khi chất thải nhựa và thức ăn thừa được đốt lên, chúng sẽ sản sinh ra chất dioxin và furan - hai loại hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Hai chất độc hại này dù tiếp xúc chỉ lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong. Nếu hít phải dioxin ngay lập tức sẽ gây ho, khó thở và chóng mặt. Nếu bị phơi nhiễm dioxin trong thời gian dài sẽ dẫn tới ung thư.

Tác hại khác của việc đốt chất thải là gây ô nhiễm môi trường. Nó có thể phá hủy tầng zone của chúng ta và có tác hại như hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các độc chất từ nhựa sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tùy loại độc chất (thành phần nhựa) và thời gian tiếp xúc, nồng độ tiếp xúc và cơ địa của từng người. 

Bên cạnh tác hại trên niêm mạc đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm phế quản tái đi tái lại, chất khói từ nhựa cháy có thể gây ra nhiều tác hại về lâu dài lên gan, thận, phổi, tim mạch, thậm chí gây ra ung thư. Do đó, phương pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường là nên đốt rác trong các lò ở nhiệt độ 1.000 độ C. Về lâu dài, chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng các đồ nhựa như: túi nhựa, chai nhựa…

Báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, ô nhiễm nhựa trong đại dương và các vùng nước khác tiếp tục tăng mạnh và có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030.

Theo đó, báo cáo nhấn mạnh những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, nền kinh tế, đa dạng sinh học và khí hậu. Bên cạnh đó, việc giảm mạnh lượng nhựa không cần thiết là yếu tố quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu nói chung.

Hiện tại, nhựa chiếm 85% tổng khối lượng rác thải trên các đại dương. Đến năm 2040, con số này sẽ tăng gần gấp 3 lần, thêm 23-37 triệu tấn chất thải vào đại dương mỗi năm. Điều này có nghĩa là khoảng 50 kg nhựa trên mỗi mét bờ biển.

Hệ quả, tất cả sinh vật biển, từ sinh vật phù du và động vật có vỏ; đến các loài chim, rùa và động vật có vú sẽ phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng bị nhiễm độc, rối loạn hành vi, chết đói và ngạt thở.

Cơ thể con người cũng dễ bị tổn thương tương tự. Nhựa được hấp thụ qua hải sản, đồ uống và thậm chí cả muối thông thường. Chúng cũng xâm nhập vào da và được hít vào khi lơ lửng bay trong không khí.

Đối với nguồn nước, ô nhiễm nhựa có thể gây thay đổi nội tiết tố, rối loạn phát triển, bất thường sinh sản và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra những hậu quả đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang