Minh bạch nguồn gốc, mạnh tay siết chặt quản lý chất lượng xăng dầu

author 07:02 23/03/2021

(VietQ.vn) - Thời gian tới, cần có những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận trong sản xuất, kinh doanh xăng dầu.

Thủ đoạn buôn lậu, gian lận xăng dầu ngày càng tinh vi

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), thời gian qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu diễn biến phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Thông qua quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, cơ quan QLTT đã phát hiện nhiều vụ việc quy mô lớn như tháng 10/2017 phát hiện pha chế, tiêu thụ 2 triệu lít xăng giả tại Nghệ An; năm 2019 triệt phá đường dây pha chế và tiêu thụ xăng dầu giả của Trịnh Sướng…

Báo cáo của Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng cho thấy, từ đầu 2019 đến tháng 7/2020, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 673/1.825 vụ việc liên quan đến mặt hàng xăng dầu; trong đó, tịch thu 32 cột đo xăng dầu,17 bộ chi tiết đo, 37 chứng chỉ kiểm định phương tiện đo; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của 19 cửa hàng xăng dầu vi phạm, đình chỉ hoạt động 9 cửa hàng; tịch thu gần 85.850 lít xăng các loại...

Công an tỉnh Đồng Nai lấy mẫu thử nghiệm, làm rõ đường dây sản xuất hơn 200 triệu lít xăng giả. Ảnh: CA Đồng Nai

 

Gần đây nhất, vào ngày 19/2/2021, Viện KSND tỉnh Đồng Nai cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 33 người về tội “Buôn lậu” và tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi khác liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán hơn 200 triệu lít xăng giả, kém chất lượng.

Trong số những người bị bắt giam có ông Lê Thành Trung (38 tuổi, ngụ huyện Bình Thủy, TP. Cần Thơ) – người được xác định là “ông trùm” trong đường dây này và có vai trò hết sức quan trọng trong vụ án.

Theo điều tra ban đầu, hàng ngày, các đối tượng cung cấp trung bình trên 1 triệu lít xăng giả, kém chất lượng ra thị trường; tính từ tháng 8/2020 đến nay, các đối tượng đã cung cấp ra thị trường trên 200 triệu lít xăng giả, kém chất lượng.

Ông Trần Hữu Linh cho biết thêm, các hành vi vi phạm về xằng dầu chủ yếu được xác định là bán xăng dầu ngoài hệ thống, kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận bán lẻ xăng dầu đã hết hiệu lực, bán xăng dầu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, xăng dầu nhập lậu không rõ nguồn gốc,...

Kết quả kiểm tra ở một số tỉnh, thành cho thấy, có tới 50% số mẫu xăng RON 95 và 100% mẫu xăng E5 ở một vài cửa hàng được kiểm tra không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được phép lưu thông trên thị trường.

“Đặc điểm của xăng dầu là trong lúc chờ đợi kết quả kiểm nghiệm về chất lượng thì xăng dầu vẫn phải lưu thông liên tục. Do vậy, khi phát hiện ra sai phạm về chất lượng lúc đó xăng trong bồn đã tiêu thụ hết, gây khó khăn trong vấn đề xử lý tang vật”, ông Trần Hữu Linh cho biết.

Cũng theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song buôn lậu xăng dầu trên tuyến biển của Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng xăng dầu trên biển có chiều hướng gia tăng trong dịp cuối năm.

Lợi dụng giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá xăng dầu tại các nước trong khu vực và thế giới, một số đối tượng, ngư dân hành nghề đánh cá trên biển đã biến các tàu, hầm chứa cá, nước đá… thành các khoang chứa xăng dầu với số lượng lớn nhằm trục lợi, gây thất thu ngân sách nhà nước. Đây được xem là một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục TCĐLCL) cho biết, theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và chất lượng xăng dầu nói riêng, Bộ Khoa học và công nghệ là đơn vị chịu trách nhiệm chính kiểm tra về chất lượng trong nhập khẩu. Toàn bộ xăng dầu nhập khẩu chính ngạch phải thông qua kiểm tra nhà nước bởi chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Sau khi đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì bắt đầu được phép đưa vào lưu thông thị trường Việt Nam.

“Xăng dầu sản xuất trong nước cũng vậy. Trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuậ hành thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện vi phạm và xử lý. Theo quy định này, hằng năm, ngoài việc thực hiện kiểm tra định kỳ, có kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì và thường xuyên hoạt động kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất để đảm bảo đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu”, ông Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, để ngăn chặn tình trạng “xăng dầu giả gây thiệt hại thật”, cần phải minh bạch nguồn gốc và siết chặt quản lý chất lượng xăng dầu. Thời gian tới, các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt việc kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt, quản lý tốt địa bàn gắn với người dân; tăng cường kiểm tra những đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng, hệ thống bán lẻ, phân phối,…; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông mặt hàng xăng dầu trên thị trường. Ảnh minh họa

Liên quan tới vấn đề trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý chất lượng mặt hàng xăng dầu Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng (Quản lý thị trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hải quan, thuế, cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; an ninh kinh tế và chính quyền địa phương các cấp) theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh (địa điểm lưu kho, bồn chứa xăng dầu, giai đoạn phân phối lưu thông, các địa điểm tồn trữ các chất dung môi dễ bị lợi dụng pha trộn với xăng dầu).

Các đơn vị triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện kịp thời đấu tranh quyết liệt với đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu, tập trung đấu tranh với các đối tượng chuyên điều hành hoạt động pha trộn xăng dầu giả, kém chất lượng tại các địa bàn nội địa trọng điểm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đề nghị tăng cường công tác phối hợp giữa các Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhất là các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường..., thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân nhập khẩu, đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện trong nhập khẩu, sản xuất, phân phối lưu thông, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như gian lận về đo lường, không bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Bảo Linh 

Hà Nội: 'Chỉ mặt đặt tên' loạt doanh nghiệp nợ tổng hơn 100 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội(VietQ.vn) - Tính đến hết tháng 02/2021, Hà Nội có 500 đơn vị sử dụng lao động điển hình nợ đọng bảo hiểm xã hội với tổng số nợ là hơn 126 tỷ đồng.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang