Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Syria tung vũ khí nguy hiểm này ra

author 23:02 26/04/2018

(VietQ.vn) - Syria đang sở hữu hệ thống Bastion-P. Đây là tên lửa bờ biển chống hạm hội tụ nhiều tính năng tối tân khiến đối thủ không thể đáp trả.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo nguồn tin quân sự Syria, quân đội của chính quyền Damascus đã chuẩn bị mọi kịch bản và có thể tung ra cú đòn đáp trả khiến không chỉ chiến hạm mà cả hàng không mẫu hạm Mỹ cũng phải nằm lại đáy biển.

Cũng theo nguồn tin này, cơ sở để Hải quân Syria tự tin vào sức mạnh của mình chính là kho tên lửa bờ chống hạm cực mạnh của Damascus, trong đó có hệ thống tên lửa Bastion-P với đạn diệt hạm P-800 (Yakhont) do Nga chế tạo.

Nguồn tin này cho biết thêm, hệ thống tên lửa Bastion-P hội tụ tất cả tính năng tối tân: Tốc độ bay siêu âm, linh hoạt, thông minh... để khiến đối thủ không thể đối phó. 

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km. Đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg. 

Cấu hình cơ bản của tổ hợp gồm 4 xe mang phóng tự hành K340P SPU (trên khung gầm xe tải MZKT-7930), mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa; 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút cùng các xe bảo đảm khác.

Các thiết bị hỗ trợ ngắm bắn gồm hệ thống radar ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm radar Oko băng sóng dm gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).

Hệ thống tên lửa Bastion-P mà Syria sở hữu mạnh vô đối. Ảnh: Trí thức trẻ

 Hệ thống tên lửa Bastion-P mà Syria sở hữu mạnh vô đối. Ảnh: Trí thức trẻ

Tốc độ tối đa của tên lửa Yakhont là 2,6 tốc độ âm thanh, tương đương 750 m/s. Như vậy, khả năng này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đánh chặn tên lửa bằng các phương tiện phòng không vì thời gian bay của tên lửa quá nhanh.

Hơn nữa, với tốc độ này sẽ làm giảm các yêu cầu về độ chuẩn xác của hệ thống chỉ thị mục tiêu bên ngoài. Do đó, chỉ trong một vài phút sau khi phóng tên lửa, tàu đối phương không kịp vòng tránh đòn tấn công của tên lửa bổ nhào từ trên không.

Để đạt được tốc độ này, tên lửa Yakhont được trang bị động cơ không khí phản lực dòng thẳng (PVRD). Khác với động cơ tuabin phản lực thông thường, PVRD không có bộ phận hồi chuyển – tuabin và máy ép. Điều này bảo đảm cho động cơ hoạt động hiệu quả, có độ tin cậy cao ở tốc độ bay cực nhanh.

Sức hủy diệt đáng sợ của vũ khí mà cả nhân loại không dám nhắc tên(VietQ.vn) - Bom napalm là một loại vũ khí do Mỹ chế tạo có sức hủy diệt kinh hoàng nhất trong tất cả các loại vũ khí trên thế giới.

Đạn tên lửa Yakhont khi chuyển giao cho quân đội được bảo quản trong ống vận chuyển – phóng, không chỉ cho phép đơn giản hóa việc khai thác và bảo vệ tên lửa trước sự tác động bên ngoài mà còn có thể lắp đặt vào các ống phóng khác nhau, cũng như trên nhiều loại bệ phóng.

Các mục tiêu lắp đặt tên lửa Yakhont rất đa dạng: từ hầm phóng thẳng đứng trên những chiếc chiến hạm lớn; các ống phóng nghiêng trên tàu chiến cỡ nhỏ, tàu ngầm, máy bay, thiết bị phóng lắp đặt trên ô tô. Để bảo đảm sự đa năng như vậy là nhiệm vụ không hề đơn giản. Các nhà thiết kế đã đưa ra một giải pháp như sau: Bộ gia tốc “ẩn” trực tiếp trong buồng đốt PVRD hành trình. Sau khi đẩy và ngừng làm việc, bộ gia tốc dễ dàng tách ra khỏi PVRD bởi dòng không khí dồn nén.

Trước đây, để phóng tên lửa này cần nhiều thời gian để lắp đặt với các thao tác rất rườm rà. Với những tính năng tối tân của đạn tên lửa Yakhont, đối phương gần như không có cơ hội để đánh chặn một khi tên lửa này khóa mục tiêu và khai hỏa.

Theo Sputnik, Quân đội Nga đã bắt đầu tiếp nhận Bastion-P từ năm 2010, cả 3 tổ hợp tên lửa bờ đầu tiên đều thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen. Sau đó, Hạm đội này được tiếp nhận thêm 1 tổ hợp nữa, nâng tổng số lên 4 và Hạm đội Biển Bắc được nhận 2 tổ hợp. Như vậy, chỉ riêng Hạm đội Biển Đen đã sở hữu tới 5 tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P, với hàng trăm quả đạn sẵn sàng tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu xuất hiện trong tầm hỏa lực của chúng.

Được biết, ngoài Quân đội Nga, hiện nay đã có ít nhất 2 quốc gia khác đã tiếp nhận và đưa vào vận hành tổ hợp tên lửa bờ hiện đại nhất này là Syria (2 tổ hợp) và Việt Nam (2 tổ hợp). Bên cạnh đó, còn khá nhiều quốc gia bày tỏ sự quan tâm và đang nghiên cứu mua sắm Bastion-P.


An Dương
(T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang