Nam Dược - Con đường dược liệu sạch chuẩn hóa nâng tầm thương hiệu quốc gia

author 17:55 27/01/2021

(VietQ.vn) - Là một trong những doanh nghiệp dược tiên phong xây dựng vùng trồng dược liệu đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, Nam Dược ngày càng phát triển bền vững với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, được đông đảo người tiêu dùng tin chọn.

Tiềm năng phát triển từ y học cổ truyền với nguồn dược liệu sạch

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Việt Nam có hơn 5.000 loài cây, con làm thuốc, trong đó có hàng trăm loại quý hiếm được thế giới đánh giá cao. Qua hàng ngàn năm phát triển, các thế hệ cha ông ta đã tích lũy, truyền lại cho muôn đời sau kho tri thức khổng lồ về kinh nghiệm sử dụng dược liệu với gần 1.300 bài thuốc dân gian.

Số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, hiện nay khoảng 80% dân số toàn cầu dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên để chăm sóc sức khỏe. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn dược liệu, dùng chế biến thuốc y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu. 

Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thượng Dong, nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam thông tin thêm, hiện có 141 trong số hơn 200 quốc gia trên thế giới đã có chính sách về y học cổ truyền. Số quốc gia và người dân lựa chọn thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên sẽ ngày càng gia tăng với xu hướng quay về với tự nhiên.

Theo Phó giáo sư Dong, nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, nhu cầu sử dụng sản phẩm từ thảo dược ngày càng cao... là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược liệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Y dược học cổ truyền, mỗi năm nước ta nhập hàng nghìn tấn dược liệu từ nước ngoài. 80% trong số đó được nhập "lậu", mà phần lớn là dược liệu "rác" - hàm lượng hoạt chất kém dẫn tới sản phẩm làm ra có thể không đảm bảo chất lượng.

Nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và góp phần nâng cao chất lượng dược liệu, từ năm 2009, Chính phủ và Bộ Y tế khuyến khích các đơn vị phát triển vùng trồng dược liệu chuẩn hóa GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới). Từ đó tới nay, trong số các doanh nghiệp dược áp dụng GACP-WHO, Nam Dược là đơn vị đi đầu và đã có nhiều thành tựu nổi bật. 

Con đường phát triển dược liệu sạch của Nam Dược

Với phương châm phát triển bền vững, từ những ngày đầu theo tôn chỉ “Nam Dược trị Nam nhân”, Công ty Cổ Phần Nam Dược đã định hướng chuẩn hóa tất cả các dược liệu đầu vào theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Một số vùng trồng tiêu biểu như: Quất ở Nam Trực, Nam Định; Cát cánh ở Bắc Hà, Lào Cai; Húng Chanh ở Đồng Tháp; Phòng phong ở Hà Giang; Độc hoạt, đương quy ở Lào Cai…

Vùng trồng quất đạt tiêu chuẩn GACP-WHO của Nam Dược tại Nam Định. 

Hiện nay, Nam Dược đã đáp ứng 80% dược liệu đầu vào đạt chuẩn hóa với hàm lượng hoạt chất cao nhất. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và phát triển vùng dược liệu để nâng con số đó lên 90%.

Tiến sĩ dược học Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Dược bày tỏ: "Để tạo ra được những sản phẩm hiệu quả và an toàn cho người người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú và người cao tuổi..., chúng tôi quyết tâm đầu tư cho vùng trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn cao nhất của thế giới là GACP-WHO, dù biết sẽ gặp nhiều thách thức".

Phó giáo sư Nguyễn Thượng Dong cho biết các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO đảm bảo nhiều tiêu chí khắt khe như: Trồng tại vùng sinh thái phù hợp, nguồn nước tưới không nhiễm vi khuẩn, quá trình chăm sóc, chế biến được quản lý và có hồ sơ quản lý chứng minh nguồn gốc xuất xứ của dược liệu…

"GACP-WHO có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe đảm bảo chất lượng. Đó là yếu tố tiên quyết để dược phẩm Việt Nam giữ thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài", chuyên gia khẳng định.

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới, đạt mức 319 tỷ USD(VietQ.vn) - Theo báo cáo Thương hiệu Quốc gia năm 2020 (Nation Brands 2020) của hãng định giá thương hiệu Anh Brand Finance, Việt Nam nổi lên là "thiên đường" sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đi ngược xu hướng sụt giảm trên toàn cầu do đại dịch COVID-19.

Ngọc Xen

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang