Nguyên nhân gây động đất, sóng thần ở Nhật Bản

author 14:33 22/11/2016

(VietQ.vn) - Theo thống kê, có khoảng 20% số lượng trận động đất cường độ trên 6 độ Richter xảy ra hàng năm là ở Nhật Bản.

Ngày 22/11, cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết ngay sau trận động đất mạnh 7,3 độ Richter tại Đông Bắc nước này và xuất hiện sóng thần tại các khu vực ven biển Thái Bình Dương.

Ngay lập tức, chính quyền tỉnh Fukushima khuyến cáo người dân hãy sơ tán ngay đề phòng sóng thần, trong khi chính phủ Nhật ban hành cảnh báo sóng thần cao 3m dọc bờ biển Thái Bình Dương.

Đến trưa 22/11, Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cảnh báo sóng thần. Thống kê ban đầu cho biết không có trường hợp tử vong mà chỉ có một vài trường hợp bị thương.

Động đất, sóng thần được coi là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại. Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương.

Động đất, sóng thần là những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại. Ảnh minh hoạ

 

Lý giải về nguyên nhân gây động đất, sóng thần ở Nhật Bản, các nghiên cứu cho biết Nhật Bản nằm dọc Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa phun trào. Khu vực này có hình dạng tương tự vành móng ngựa, bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Trong vành đai lửa, một số mảng kiến tạo bao gồm mảng địa tầng Thái Bình Dương (Pacific Plate) và mảng kiến tạo Philipines (Philippines Sea Plate) thường xuyên phân tách và va chạm. Sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Philipines phía dưới mảng Á - Âu có khả năng gây ra những trận động đất gần đây tại Nhật Bản.

Chính vì Nhật Bản nằm trên khu vực hoạt động địa chất nhiều nhất thế giới nên có khoảng 20% số lượng trận động đất cường độ trên 6 độ Richter xảy ra hàng năm là ở Nhật Bản. 

Hồi năm 2011, cơn địa chấn cường độ 9 độ Richter cũng xảy ra ở miền đông bắc Nhật Bản đã tạo sóng thần lớn khiến hơn 18.000 người thiệt mạng hoặc mất tích, đồng thời gây ra thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất từ sau vụ Chernobyl (ở Ukraine).

Còn tại Việt Nam, các chuyên gia cho biết động đất chủ yếu tập trung ở phía đông bắc trũng Hà Nội, dọc theo sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Mã…ven biển Nam Trung bộ.

Năm 2004, Viện Vật lý địa cầu đã lập bản đồ về khả năng động đất ở Việt Nam. Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất (Hà Nội có nguy cơ động đất lớn hơn TP Hồ Chí Minh, tuy mấy năm gần đây chưa ghi nhận trận động đất nào mạnh nào, mà chỉ thấy dư chấn. TP Hồ Chí Minh ít nguy cơ hơn nhưng vì nền đất yếu nên rất dễ bị tổn thương). Nếu có động đất tại Hà Nội, thì mạnh nhất là cấp 7, cấp 8 tính theo độ Richter (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285).

Vì động đất xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó là làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại mà động đất gây nên. 

Động đất, sóng thần ở Nhật Bản có ảnh hưởng tới Việt Nam không(VietQ.vn) - Một trận động đất cường độ 7,3 độ Richter xảy ra ở miền bắc Nhật Bản vào sáng sớm 22/11, cảnh báo sóng thần ở Nhật Bản cao gần 1,4 m ngay sau đó.

Hùng Cường

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang