Nhập lậu lượng lớn mỹ phẩm và thiết bị điện gia dụng

author 20:45 10/06/2020

(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Thuận vừa tạm giữ gần 2.800 đơn vị mỹ phẩm và 480 thiết bị điện gia dụng có dấu hiệu nhập lậu.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Thuận, mới đây Đội QLTT số 1 đã phối hợp Trạm CSGT 15/1 - Công an tỉnh Ninh Thuận tiến hành dừng, khám phương tiện đối với ô tô tải Biển kiểm soát số 89C - 18710 chạy hướng từ Bắc Nam có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm.

 Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Thuận tiến hành kiểm tra hàng hóa không rõ nguồn gốc. Ảnh: Cục QLTT Ninh Thuận

Ghi nhận ban đầu của lực lượng chức năng, phương tiện trên đang vận chuyển 2.788 đơn vị mỹ phẩm và 480 thiết bị điện gia dụng các loại có nguồn gốc do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Ước tính trị giá tang vật vi phạm 277.600.000 đồng.

Trong một diễn biến liên quan tới mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, Đội QLTT số 3 tỉnh Long An phối hợp với Công an thành phố Tân An tiến hành kiểm tra căn nhà trên đường Lưu Văn Tế, thuộc khu phố Bình Cư 2, phường 4, thành phố Tân An, tỉnh Long An, phát hiện tại đây chứa nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm.

'Loạn' kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ(VietQ.vn) - Trong “tháng an toàn thực phẩm” lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước không ngừng tăng cường kiểm tra, xử lý mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại căn nhà, chứa nhiều sản phẩm mỹ phẩm, nguyên vật liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm, nhưng người đại diện không cung cấp được hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của một số hàng hóa, nguyên vật liệu.

Để đảm bảo quyền lời của người tiêu dùng, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản tạm giữ 3.240 hộp kem đã thành phẩm, 723 kg nguyên liệu làm mỹ phẩm và 50 thùng chứa mỹ phẩm (mỗi thùng khoảng 20 kg).

Xử phạt khi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

Dịch vụ tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật kinh doanh thương mại qua điện thoại

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang