Nhiều ý kiến không nhất trí với dự luật thủ đô

author 12:27 17/11/2012

(VietQ.vn) – Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước và nhiều địa phương đã chỉ ra những điểm vô lý trong dự luật thủ đô.

Bộ Tư pháp đã có văn bản báo cáo Quốc hội, trình bày ý kiến của các bộ, các địa phương về dự luật thủ đô. Theo đó, các cấp nhất trí về sự cần thiết có luật thủ đô nhưng đa số (64/80 ý kiến) không nhất trí với bản dự luật trình Quốc hội lần thứ 2 này.

"Cùng sinh ra ở tỉnh lẻ, sao nhiều lãnh đạo TP Hà Nội lại hạn chế người dân quê mình ra Thủ đô sinh nhai?
Cùng sinh ra ở "tỉnh lẻ" sao nhiều lãnh đạo TP. Hà Nội lại hạn chế người dân quê mình ra thủ đô sinh nhai?

Trái với hiến pháp và Luật Cư trú

Đánh giá về việc hạn chế nhập cư, Thanh Tra Chính phủ, các tỉnh: Bến Tre, Cao Bằng, Bình Định, Thái Bình, An Giang... cho rằng:

- Trái với hiến pháp và Luật cư trú.

- Hạn chế quyền công dân theo quy định của hiến pháp, cần quy định các giải pháp khác như vấn đề quy hoạch, kinh tế - xã hội...

- Không phải hoàn toàn do nhập khẩu thường trú mà chủ yếu do nhu cầu nội tại của Hà Nội về nguồn nhân lực...

- Thực tế số nhân khẩu thường trú trong nội thành tăng lên trong 4 năm qua (số liệu của Công an Hà Nội) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy đề nghị quy định giải pháp khác hợp lý hơn mà không ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của hiến pháp.

Cùng một lỗi, sao nơi phạt nặng, nơi phạt nhẹ?

Trước việc Hà Nội định xử phạt nặng hơn các tỉnh khác với nhiều sai phạm, Thanh tra Chính phủ và nhiều tỉnh (trong đó có cả TP.HCM) đánh giá:

- Không bảo đảm tính thống nhất, công bằng trong việc xử lý vi phạm hành chính và nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

- Không bình đẳng trong cùng một cấp hành chính, những người có cùng chức vụ như nhau lại có thẩm quyền xử phạt khác nhau đối với cùng một hành vi vi phạm.

- Tạo nên quá nhiều đặc thù cho thủ đô, làm phá vỡ khung pháp luật quy định chung.

- Đưa vào luật chuyên ngành, nghị định quy định cụ thể, vì đây là vấn đề yêu cầu chung của các đô thị, chứ không riêng gì Hà Nội.

- Chỉ cần bảo đảm các hành vi vi phạm đều phải được phát hiện và bị xử lý một cách công khai, bình đẳng, nghiêm minh.

Còn Văn phòng Chủ tịch nước cho rằng, dự luật chưa giải trình rõ tại sao cùng một hành vi vi phạm về mức độ, tính chất như nhau mà lại xử phạt nặng hơn, như vậy có bảo đảm công bằng và tính pháp chế hay không? Tại sao không quy định áp dụng mức phạt cao hơn gấp 3 hay gấp 5 lần mà lại là 2 lần?

(Nhiều mục khác của dự luật này cũng vấp phải các ý kiến khác nhau của các bộ và các địa phương. Chi tiết  xin đọc tại địa chỉ: na.gov.vn)

“Quên” nêu những thủ đô không hạn chế nhập cư ?

Trong báo cáo của Bộ Tư pháp về kết quả nghiên cứu pháp luật thủ đô của nước ngoài không nêu tên những thủ đô không hạn chế nhập cư như Washiton DC của Mỹ.

Chưa rõ danh sách bệnh viện, trường học, doanh nghiệp phải di dời

Dù Hà Nội luôn luôn tuyên bố phải di dời nhiều bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ô nhiễm nhưng đến nay, thông tin cụ thể những nơi nào phải di dời, tiến độ di dời là bao nhiêu, nếu “chây ỳ” có bị làm sao không?... vẫn chưa rõ ràng.

Trong khi đó, hàng ngày, trên nhiều tuyến phố, lực lượng công an và dân phòng Hà Nội thường xuyên xua đuổi, xử phạt những người nghèo "tỉnh lẻ", bán hàng rong trên vỉa hè, dù Phó Chủ tịch UBND TP này là ông Nguyễn Văn Khôi đã có Quyết định 46/2009 yêu cầu cấp dưới phải lập quy hoạch các tuyến phố được kinh doanh vỉa hè.

Ngân sách cấp cho Hà Nội từ đâu ra?

Theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam, nguồn ngân sách "khổng lồ" chi cho thủ đô hàng năm được lấy từ tiền thuế của người dân, doanh nghiệp hoặc tiền Chỉnh phủ vay nước ngoài...

Trong đó, nguồn thuế của dân, doanh nghiệp là chủ yếu. Trong những người dân nộp thuế, lãnh đạo doanh nghiệp có rất nhiều người quê ở "tỉnh lẻ" lên Hà Nội mưu sinh.

Nhóm PV Điều tra

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang