Những loại rau, trái cây bà bầu nên và không nên ăn trong thời kỳ mang thai
Ăn quá nhiều trái cây lợi hay hại cho sức khỏe?
Rượu, thuốc lá - mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất hiện nay
Cập nhật tình hình sức khỏe của những trẻ bị bạo hành dã man tại Đà Nẵng
Rau và trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất quan trong cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại quả nào cũng thích hợp đối với phụ nữ mang thai, thậm chí, nếu ăn nhiều bà bầu còn có nguy cơ sảy thai. Dưới đây là những loại rau và tái cây mà bà bầu cần lưu ý trong thời ky mang thai.
Những loại rau bà bầu không nên ăn.
1. Ngải cứu
Đây là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
2. Rau răm
Phụ nữ có thai ba tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì.
3. Rau sam
Ăn rau sam có thể gây sảy thai. Ảnh minh họa
Đây là loại rau dễ trồng dễ chăm, nó vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, mang tính dược hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai.
4. Rau bina
Rau bina chứa rất nhiều vitamin K cũng như giàu chất sắt. Tuy nhiên, nếu ngày nào mẹ bầu cũng ăn loại rau này thì nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên rất cao đấy nhé. Để cung cấp lượng sắt qua loại rau này, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa rau bina mỗi tháng để đảm bảo cho cả mẹ và bé.
5. Rau ngót
Rau ngót gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy do trong rau ngót tươi có chứa một chất có hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ nào có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn canh rau ngót.
6. Súp lơ
Súp lơ có thể tăng nguy cơ sảy thai. Ảnh minh họa
Mặc dù súp lơ xanh có hàm lượng lớn vitamin C rất tốt cho bé nhưng nếu mẹ ăn súp lơ xanh hàng ngày, nhất là khi mới có thai có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Lý do là quá nhiều vitamin C cũng không tốt cho chị em trong quá trình mang thai. Cũng giống như súp lơ xanh, nếu ăn quá nhiều súp lơ trắng hàng ngày thì mẹ bầu cũng có nguy cơ sảy thai do hàm lượng vitamin C có trong loại rau này rất cao.
7. Ớt chuông
Đây là thực phẩm có vị cay, đắng nó sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu đấy nhé. Ớt chuông cũng là loại quả thuộc nhóm thực phẩm có vị cay, đắng. Thỉnh thoảng, ăn một bữa ớt chuông thì không sao nhưng nếu ngày nào cũng ăn thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho chị em.
8. Cải xoăn
Cải xoăn là loại rau tốt cho chị em trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại không tốt cho người mang thai. Nếu thích cải xoăn, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 thìa không nên sử dụng chúng quá nhiều vì nó có thể làm chị em sảy thai.
9. Mướp đắng
Mướp đắng không phù hợp cho phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa
Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Hơn nữa, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine – một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạy cảm.
Một nguyên nhân nữa mà các chuyên gia khuyên trong dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai không nên có mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ khi đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Những loại trái cây bà bầu không nên ăn
1. Quả nhãn
Được xếp vào loại quả ngon miệng bởi mùi thơm đặc trưng và vị ngọt hấp dẫn. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí. Vì thế mẹ bầu nên lưu tâm với loại quả này.
2. Quả dứa
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho dứa vào danh sách cấm với mẹ bầu 3 tháng đầu. Dứa là loại quả ngọt, thơm, nhưng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
3. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Ảnh minh họa
Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
4. Dưa hấu ướp lạnh
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
5. Táo mèo
Nhiều tài liệu ghi chép, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
6. Quả đào
Bà bầu ăn đầo dễ bị xuất huyết. Ảnh minh họa
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng. Vì thế bà bầu nên hạn chế ăn đào, nếu có ăn thì nên gọt vỏ và không nên ăn thường xuyên.
Những loại trái cây bà bầu cần bổ sung cho cơ thể.
1. Nho xanh.
Trong nho có rất nhiều sắt, phốt pho, canxi, axit hữu cơ, carotene... rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Khi mang bầu, cơ thể của các chị em cần rất nhiều máu, nho xanh sẽ phần nào giúp các chị em tránh bị thiếu hụt sắt. Hơn nữa, Loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu dành cho mẹ bầu còn có cả táo bởi táo có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin... Nó sẽ giúp các chị em không bị thừa cân, tránh được béo phì và giữ được vóc dáng khi mang thai. Thậm chí, thai nhi cũng sẽ có sức đề kháng tốt hơn ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
2. Cherry.
Cherry chính là loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu. Ảnh minh họa
Cherry chính là loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu bởi trong cherry có hàm lượng sắt phong phú – gấp 20 lần so với táo và cam, carotene, và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, C, axit citric, canxi, phốt pho... Cherry sẽ giúp các chị em tăng cường máu, cải thiện chức năng tiêu hóa. Cherry còn giúp em bé có làn da trắng hồng, khỏe mạnh khi mới chào đời.
3. Thanh long
Thanh long là loại trái cây phổ biến trong mùa hè và có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm tốt cho mẹ bầu. Thanh long cũng là loại quả thuần Việt, dễ trồng nên ít phải dùng tới thuốc trừ sâu do có lớp vỏ dầy nên mẹ bầu không cần lo tới việc con bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại.
4. Qủa roi.
Quả roi cũng là loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu. Quả roi có tác dụng làm giảm nhiệt mùa hè, giúp giảm cơn khát nên nó có lợi cho phụ nữ mang bầu. Có thể sử dụng loại quả này bằng cách ăn hoặc để ép nước uống hàng ngày.
5. Bơ
Bơ nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu nên ăn. Ảnh minh họa
Nằm trong danh sách những thực phẩm bà bầu nên ăn, bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali và folate, cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp cơ thể nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác
6. Chuối chín
Ăn chuối khi mang thai giúp mẹ bầu hạn chế những khó chịu do ốm nghén mang lại. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong chuối giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn chuối khi đói vì có thể làm phá vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.
Ngoài những loại hoa quả trên, bà bầu cũng cần tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm và cách sử dụng để có sức khỏe thật tốt cho thời kỳ mang thai.
Đàm Yến (T/h)