Những loại thực phẩm vẫn ăn hàng ngày nhưng nhiễm nhiều hạt vi nhựa nhất

(VietQ.vn) - Theo nghiên cứu từ Mỹ cho thấy có rất nhiều loại thực phẩm nhiễm hạt vi nhựa trong đó phải kể tới táo, rau diếp, cà rốt...là những loại nhiễm nhiều nhất.
Thái Lan siết chặt chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa nâng cao chất lượng và ngăn chặn gian lận thương mại
Giá hàng hóa, thực phẩm trong và sau Tết ổn định
Một nghiên cứu của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) năm 2024 tiết lộ rằng con người đang ăn và hít vào nhiều vi nhựa hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử được ghi chép.
Nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ vi nhựa đã tăng gấp 6 lần trên toàn cầu kể từ năm 1990, với các quốc gia Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ đều tăng. Người dân ở Trung Quốc và Hoa Kỳ nằm trong số những người tiêu thụ mức kỷ lục các hạt nhựa nhỏ thông qua thực phẩm, nước và không khí. Những hạt phổ biến này đã được phát hiện trong máu, phổi, sữa mẹ của con người, và mời đây nhất là trong cả não người.
Phân tích dữ liệu từ 109 quốc gia, các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự phân bố không đồng đều trên toàn cầu về lượng vi nhựa hấp thụ. Các quốc gia Đông Nam Á chịu tỷ lệ cao nhất, với một số khu vực vượt quá 50 lần mức năm 1990. Một số khu vực ở Trung Đông, Bắc Phi và Scandinavia cũng nổi lên là điểm nóng về lượng vi nhựa tiêu thụ cao.
Indonesia đứng đầu thế giới về lượng vi nhựa hấp thụ qua chế độ ăn uống với 15g mỗi tháng - hơn một thìa nhựa được tiêu thụ trên đầu người. Malaysia, với 12g mỗi tháng, đứng thứ hai, trong khi Việt Nam và Philippines chứng kiến mức tiêu thụ 11g mỗi người mỗi tháng.

Hat vi nhựa có măt ở khắp mọi nơi và trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Ảnh minh họa
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research vào tháng 2/2024, 90% mẫu protein động vật và thực vật có kết quả xét nghiệm dương tính với vi nhựa, những mảnh polyme nhỏ xíu có kích thước từ dưới 5mm đến 1 micromet. Bất kỳ thứ gì nhỏ hơn 1 micromet đều là hạt nano nhựa và phải được đo bằng phần tỷ mét.
Theo một nghiên cứu năm 2021, ngay cả những người ăn chay cũng không thoát khỏi nguy cơ này. Cụ thể, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science đã phát hiện ra từ 52.050 đến 233.000 hạt nhựa có kích thước dưới 10 micromet - mỗi micromet có đường kính bằng một giọt mưa - trong nhiều loại trái cây và rau quả.
Trong đó táo và cà rốt là loại trái cây và rau quả bị ô nhiễm nhiều nhất, với hơn 100.000 hạt vi nhựa trên một gam. Các hạt nhỏ nhất được tìm thấy trong cà rốt, trong khi các mảnh nhựa lớn nhất được tìm thấy trong rau diếp, cũng là loại rau ít bị ô nhiễm nhất.
Muối có thể "được đóng gói bằng nhựa". Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy muối hồng Himalaya thô được khai thác từ lòng đất có nhiều vi nhựa nhất, tiếp theo là muối đen và muối biển. Đường cũng là "một con đường quan trọng khiến con người tiếp xúc với các chất ô nhiễm vi mô này", theo một nghiên cứu năm 2022.
Ngay cả túi trà, nhiều loại được làm bằng nhựa, cũng có thể thải ra một lượng lớn nhựa. Các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Quebec, Canada phát hiện ra rằng pha một túi trà nhựa duy nhất thải ra khoảng 11,6 tỷ hạt vi nhựa và 3,1 tỷ hạt nano nhựa vào nước.
Gạo cũng là thủ phạm. Một nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc) phát hiện ra rằng cứ 100g gạo mà mọi người ăn, họ tiêu thụ từ 3-4mg nhựa - con số này tăng lên 13mg cho mỗi khẩu phần ăn đối với gạo ăn liền. Ngay cả nước đóng chai cũng chứa hạt vi nhựa. Trong một lít nước tương đương với hai chai nước đóng chai cỡ tiêu chuẩn chứa trung bình 240.000 hạt nhựa từ 7 loại nhựa, bao gồm cả nhựa nano, theo một nghiên cứu vào tháng 3/2024.
Các nhà khoa học cũng đã xem xét hơn một chục loại protein được tiêu thụ phổ biến trong đó ôm tẩm bột chứa nhiều hạt vi nhựa bậc nhất. Các loại protein ít nhựa nhất là ức gà, tiếp theo là thăn lợn và đậu phụ. Mức phơi nhiễm trung bình của người Mỹ trưởng thành là 11.000 tới 29.000 hạt vi nhựa mỗi năm, mức tối đa là 3,8 triệu hạt. Các đại dương chứa đầy nhựa dẫn tới hạt vi nhựa tồn tại trong hải sản.
Ngoài ra muối cũng có thể chứa rất nhiều hạt vi nhựa. Nghiên cứu năm 2023 cho thấy muối hồng Himalaya thô khai thác từ lòng đất có nhiều hạt vi nhựa nhất, tiếp theo là muối đen và muối biển. Đường cũng là thực phẩm khiến con người tiếp xúc với vi nhựa.
Do đó các chuyên gia đưa ra một số cách giảm mức độ tiếp xúc với nhựa đó là cố gắng tránh ăn bất cứ thứ gì đựng trong hộp nhựa. Chọn thực phẩm bảo quản trong thủy tinh, gốm sứ hoặc giấy bạc. Mặc quần áo làm từ vải tự nhiên, mua các sản phẩm tiêu dùng làm từ chất liệu tự nhiên. Không cho đồ nhựa trong lò vi sóng, sử dụng đồ thủy tinh chuyên dụng. Nếu có thể, hãy ăn càng nhiều thực phẩm tươi sống càng tốt, hạn chế mua đồ đã qua chế biến và siêu chế biến được bọc trong nhựa.
An Dương (T/h)