Những thảm kịch phi công tự sát chấn động ngành hàng không

author 10:58 27/03/2015

(VietQ.vn) - Lịch sử hàng không thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp phi công tự sát khiến hàng trăm người chết oan mà mới đây nhất là nghi vấn cơ phó máy bay A320 của Đức cố ý lao máy bay xuống dãy Alps.

Sự kiện: Máy bay A320 rơi ở Pháp

Thảm kịch máy bay Đức A320 rơi ở Pháp đang là tâm điểm chú ý của thế giới trong những ngày qua. Mọi tin tức mới nhất về vụ máy bay rơi ở Pháp đều thu hút sự chú ý của dư luận và giới điều tra, trong đó có nghi vấn gây sốc phi công tự sát khiến phi cơ đâm xuống dãy Alps và 150 người trên phi cơ tử nạn.

Tuy nhiên, dù nghi vấn này là thật thì đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên phi công tự tử khiến hàng trăm người thiệt mạng oan uổng. Được biết, mặc dù hầu hết các trường hợp phi công tự sát thường là loại máy bay nhỏ tư nhân nhưng cũng có không ít trường hợp phi công của một hãng hàng không cố tình để máy bay rơi.

Nghi vấn phi công tự sát trong vụ máy bay Đức rơi ở Pháp khiến dư luận thế giới bàng hoàng

 Nghi vấn phi công tự sát trong vụ máy bay Đức rơi ở Pháp khiến dư luận thế giới bàng hoàng

Năm 1976, một phi công Nga đánh cắp chiếc máy bay Antonov-2 bay thẳng vào tòa nhà ở TP Novosibirsk, nơi vợ cũ của ông này cư ngụ. Vụ tự sát khiến 12 người thiệt mạng bao gồm cả phi công.

Đến năm 1979, sau khi bị sa thải, một thợ máy 23 tuổi đã “chôm” máy bay vận tải HS-748 tại sân bay Bogotá ở Colombia, rồi lao vào khu dân cư tự sát.

Ngày 9/2/1982, cơ trưởng Seiji Katagiri lái máy bay McDonnell Douglas DC-8-61 của hãng Japan Airlines rơi xuống vịnh Tokyo, gần sân bay Haneda (Nhật Bản), để tự sát. Sự việc khiến 24 người trong số 174 người trên máy bay thiệt mạng. Theo điều tra, viên phi công tự sát này từng bị cấm bay vì mắc bệnh về thần kinh nhưng vượt qua các cuộc kiểm tra và được bay trở lại.

Năm 1994, 44 người đã tử nạn khi chiếc máy bay 2 động cơ cánh quạt ATR-42 của Royal Air Maroc lao vào núi Atlas, chỉ 10 phút sau khi cất cánh từ sân bay Agadir tại Ma-rốc. Cơ quan điều tra phát hiện, tai nạn là do “hành động có chủ ý của phi công, người muốn kết liễu đời mình”, hãng tin AP trích dẫn. Dù vậy, nghiệp đoàn phi công Ma-rốc sau đó đã phản bác kết luận trên, cho rằng cơ trưởng đã phát tín hiệu có trục trặc kỹ thuật trước khi cất cánh. Cùng năm, một kỹ sư không lực Nga cũng chọn cách tự sát bằng máy bay.

Hầu hết các trường hợp phi công tự sát thường là loại máy bay nhỏ tư nhân

Hầu hết các trường hợp phi công tự sát thường là loại máy bay nhỏ tư nhân. Ảnh Wikipedia

Tháng 19/12/1997, chiếc Boeing 737 với hành trình tới Singapore, chở theo 104 người trên khoang đã lao xuống sông Palembang của Indonesia không lâu sau khi cất cánh. Cơ quan điều tra Mỹ sau đó phát hiện bộ ghi âm buồng lái đã bị ngắt một cách có chủ ý, còn phi công Tsu Way Ming bỏ mặc cho máy bay lao xuống trong tư thế cắm đầu.

Ngày 31/10/1999, cơ phó Gameel al-Batouti đã lợi dụng lúc cơ trưởng vào nhà vệ sinh để tắt hệ thống bay tự động, động cơ và điều khiển máy bay Boeing 767-366ER của hãng Egypt Air (Ai Cập) lao xuống Đại Tây Dương. Theo AP, toàn bộ 217 người trên máy bay lộ trình từ New York, Mỹ, để đến Cairo, Ai Cập, thiệt mạng trong vụ phi công tự sát này.

Đến tháng 11/2013, chuyến bay số hiệu 470 của hãng LAM Mozambique Airlines rơi tại Namibia, khiến 33 người chết. Điều tra viên sử dụng ngôn từ thận trọng như “có thể” hoặc “tình nghi” vì chứng minh ý định phi công tự tử sau tai nạn rất khó khăn. Phi công không để lại bằng chứng về ý định tự sát, như thư tuyệt mệnh, cũng như không thảo luận kế hoạch với người khác.

Từng có không ít giả thuyết cho rằng máy bay MH370 mất tích do phi công tự sát

Từng có không ít giả thuyết cho rằng máy bay MH370 mất tích do phi công tự sát

Tháng 3/2015, toàn bộ 150 người có mặt trên chiếc Airbus A320, chuyến bay số hiệu 4U9525 đã tử nạn khi đang trên hành trình từ Barcelona, Tây Ban Nha, tới Dusseldorf, Đức. Máy bay bị rơi hôm thứ Ba, trên khu vực dãy An-pơ trong lãnh thổ Pháp.

Cơ quan công tố Pháp ngày 26/3 cho biết cơ phó Andreas Lubitz dường như đã cố ý khiến máy bay hạ độ cao nhanh chóng, với “mong muốn phá hủy” chiếc Airbus. Lubitz đã khóa trái cửa sau khi cơ trưởng rời buồng lái, và khiến máy bay lao vào núi ở vận tốc 700km/h. Ngay lập tức, nghi vấn phi công tự sát đã khiến toàn thế giới bị sốc và thổi bùng nhiều tranh luận trái chiều.

Minh Thùy (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang