Ở đâu có rau sạch?

author 08:35 27/11/2013

(VietQ.vn) - Trên các tuyến phố, trong mỗi khu chợ đều mang hoặc tự mượn danh là “rau sạch” để từ đó đi vào mỗi bữa ăn của các hộ gia đình tại Hà Nội. Mặc dù đều lấy danh là rau sạch, nhưng khi được hỏi thế nào là rau sạch và được sản xuất như thế nào thì họ đều im bặt, thương lái vì lợi nhuận mà ngó lơ...

Hoảng hồn tìm về thủ phủ rau sạch

Trước những mối lo của bà nội trợ về “vấn nạn” ra sạch vỉa hè, “rau sạch” chợ phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tìm về "thủ phủ" rau sạch Hà Thành để tìm hiểu về câu chuyện “sản xuất” rau sạch ở đây như thế nào?

 

 

rau sạch.vietq.vn.jpg

Người nông dân ở đây gần như không chỉ "bén" với đồng ruộng mà còn phải quen mùi thuốc hóa chất độc hại (ảnh chụp từ clip)

 

Cách trung tâm Hà Nội trở về hướng Đông bắc 20km, chúng tôi có mặt tại xã khu vực thuộc địa phận xã Vân Nội, huyện Đông Anh, cả một cánh đồng rộng lớn bạt ngàn những rau, nhưng không thể đứng lâu trên cánh đồng đẹp bởi màu xanh của rau quả đủ loại, vì bị mùi của thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất (những thứ mà người ta vẫn truyền miệng với nhau rằng “Đó là thảo dược”) cũng có người nói rất rõ với tôi rằng loại này là thảo dược và thể hiện rất rõ trong báo cáo, không tin PV có thể vào đó xin số liệu.

Kiếm một bóng cây ven đường và cũng là để bớt mùi hóa chất, tôi gặp một người nông dân cũng đang “né” nắng như tôi, gạn hỏi chuyện “Sao mùi đặc thế này mà các bác giỏi chịu thật đấy nhỉ?”  thì được bà này chia sẻ: Chú tính cả ngày ra đồng, người mệt lại thêm mùi thuốc nên cứ bả hết cả ra chú ạ! Chắc chú ở nơi khác đến, nhìn không giống nông dân (ý nói PV đi giầy còn nông dân ở đây chỉ chân đất ra đồng) vì cái ăn cái mặc cho con cái, nên chúng tôi cứ cố dần rồi cũng thành quen chú ạ!

Thấy như bị phát hiện quá dễ, tôi lảng đi chuyện hỏi đi mua rau về Hà Nội thì bà này tỏ ra thân mật: “ Chú mua rau về ăn hay là bán? Chú nên đến nhà nào mà họ không trồng rau để mà bán ấy, rồi mua chứ ngoài đồng thì thuốc phun cả ngày thế này cũng nguy hiểm lắm chú ạ! Nhà tôi cũng chỉ trồng có một ít rau để ăn, cũng cách đây không xa. Mặc dù nghe rất bùi và rất thật nhưng nhìn cái bình phun thuốc và túi giấy bóng bà này đang cầm trên tay tôi phải nói khéo “Vâng! Bác cứ ra làm việc đi, lát em qua, đứng né mùi tý bác ạ!”

rau sạch.vietq.vn.jpgVỏ của hóa chất được vứt bỏ la liệt dọc bờ ruộng (ảnh chụp từ clip)

Người đàn bà đi khỏi chừng một lúc tôi mới phát hiện ra vị trí mình đang ngồi có nhiều túi nilon là vỏ của những loại thuốc bảo vệ thực vật đã được dùng và bị vứt bỏ lại đây (ảnh) dùng cây khơi nhẹ những bao vỏ thuốc với đủ các loại kích cỡ, màu sắc và hình ảnh, không những thế trong số những chiếc vỏ có nhãn mác rõ ràng thì có nhiều loại vỏ thuốc có chữ Trung Quốc và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Qua tìm hiểu được biết nông dân ở đây sử dụng hóa chất theo ngày tuổi của rau và họ cho răng những loại thuốc họ sử dụng thường là loại thảo dược để giúp cho rau có quá trình tăng trưởng tốt và màu xanh đẹp.

Nước tưới rau= tù đọng+ nước thải

Chưa hết kinh hãi với mùi thuốc bảo vệ thực vật và mùi hóa chất, đến hệ thống nước tưới cũng khiến người ta rùng mình. Từ câu nói của ông chủ hàng nước trà ven đường (khu vực gần chợ đầu mối “Rau sạch Vân Nội”) mách lối: Chú tính nước tưới thì là loại nước tù đọng và ô nhiễm, mà không phun thuốc bảo vệ thực vật thì lấy đâu ra rau mà bán nữa? Thế nên việc nông dân vùng trồng rau có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không thể tránh khỏi, thậm chí có nhà còn đến sát ngày đi bán vẫn dùng thuốc để giữ rau. Tuy nhiên, họ đều sử dụng các loại bể sục nước để giảm bớt độc tố trước khi đưa ra chợ đầu mối bán.

PV Chất lượng Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo xã Vân Nội để tìm hiểu rõ về sự việc, bà Trần Thị Hợp (phó chủ tịch UBND xã) cho biết: Địa phương hiện có hai khung diện tích sản xuất ra sạch (trong đó 80 ha rau an toàn, 180 ha rau mùa vụ). Thương hiệu rau sạch được xây dựng ở đây từ năm 1996 đến nay, công tác kiểm tra về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được tiến hành từ trên xuống theo hệ thống và rất nghiêm ngặt, riêng hệ thống cửa hàng bán thuốc đều phải đăng ký và cam kết bán thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên việc bà con dùng loại thuốc BVTV ngoài luồng cũng là không tránh khỏi..?!.

Bà Hợp cho biết thêm: Việc phân phối sản phẩm rau sạch cũng thông qua các cửa hàng, HTX theo hệ thống của mình, tuy nhiên hiện nay địa phương có khu chợ đầu mối lại hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp nên rau từ các nơi đến nhiều nên có ít nhiều làm ảnh hưởng đến thương hiệu “Rau sạch” của địa phương. Phân bón của bà con cũng chuyển dần sang chủ yếu là sử dụng thuốc thảo mộc cho chất lượng và màu sắc của rau được đảm bảo.

Nguồn nước tưới rau cũng sử dụng chủ yếu là từ Kênh ấp bắc Nam hồng và nước giếng khoan của bà con, mỗi năm địa phương tổ chức nạo vét kênh mương 2 lần vào đầu vụ và giữa vụ. cũng có một số hộ dân dùng nước ứ đọng nên bị vẩn đục và một chút ô nhiễm như vậy…?! 

GS. Nguyễn Lân Dũng:

 Sâu chỉ trong một đêm là nó phá tan cả ruộng, họ chỉ nói vậy thôi chứ không thực hiện đâu. Một nguyên lý quá đơn giản là không có bướm thì không có sâu nên chỉ cần làm nhà lưới là giải quyết được vấn đề. Với nông dân chỉ cần trang bị đầy đủ nhà lưới, lo đầu ra cho sản phẩm và thuê họ làm với giá hợp lý là giải quyết được ngay vấn đề về rau sạch.

Đấy cũng là một việc không hề khó, mà chúng ta không làm được. Ngoài cách làm này ra không thể tin được vào bất kỳ một loại rau sạch nào khác. Mọi người đừng bao giờ tin khi ra chợ các bà bán rau nói rau của họ bị sâu cắn lỗ chỗ nghĩa là không hề có thuốc sâu. Đó chẳng qua là “bài” của các tay đầu nậu, họ xui nông dân hãy để cho sâu cắn một ít rồi phun thuốc. Thậm chí có bà bán rau còn dấu một ít sâu trong túi thỉnh thoảng bắt vài con cho bò lổm ngổm trên rau.

Hoàng Giáp

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang