Sẽ gắn tem chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sâm củ để chống hàng giả

author 11:40 02/09/2018

(VietQ.vn) Thông tin trên được bà Trần Thị Tuyến, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Kon Tum cho hay tại buổi họp báo thông tin về hội nghị "Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác" do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức.

Tính đến nay tỉnh Kon Tum có 7 xã được công nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Ngọc Linh nằm ở 2 huyện là Tu Mơ Rông và Đắk Glei, Ngoài 2 doanh nghiệp (DN) là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô và Công ty Sâm Ngọc Linh (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc sâm Ngọc Linh, một số người dân có trồng loài cây này nhưng diện tích rất ít.

Tỉnh Kon Tum sẽ gắn logo, tem chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ 

Theo ông Nguyễn Trung Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, cho biết toàn tỉnh chỉ có 2 đơn vị trồng và cung cấp giống sâm Ngọc Linh. Hai đơn vị này chưa bán sản phẩm ra thị trường.

Ông Nguyễn Trung Hải cho biết chỉ 2 công ty kể trên được các cơ quan chức năng công nhận giống, sản phẩm sâm Ngọc Linh. Đến 70%-80% cây giống, sản phẩm gọi là sâm Ngọc Linh bán trôi nổi trên thị trường là hàng giả. "Chỉ những người trồng có kinh nghiệm mới phân biệt được hạt, cây sâm giả với hạt, cây sâm thật, người bình thường không thể nào biết được. Cây tam thất có hình dạng bên ngoài rất giống cây sâm Ngọc Linh nên hay được dùng làm giả sâm Ngọc Linh" - ông Hải dẫn chứng.

Ông Hải cho biết hội chợ sắp tới sẽ tổ chức triển lãm sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu. Những đơn vị nào có sản phẩm được chứng nhận nguồn gốc, chất lượng mới đưa vào trưng bày. Những sản phẩm không được chứng nhận nguồn gốc thì kiên quyết không cho tham gia triển lãm.

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, sâm Ngọc Linh là một trong những cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế địa phương trong thời gian tới. Tỉnh Kon Tum đang trồng khoảng 400 ha sâm Ngọc Linh. Theo quy hoạch, đến năm 2030, diện tích sâm Ngọc Linh sẽ tăng lên 10.000 ha. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/ha cho các hộ gia đình trồng sâm liên kết với DN. Số tiền này sẽ được DN dùng để ươm giống và cung ứng cho người trồng, tránh tình trạng bà con mua giống trôi nổi ngoài thị trường.

Kon Tum đón Chỉ dẫn địa lý Sâm Ngọc Linh 

Để giữ vững thương hiệu, giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh và hướng tới phát triển sản phẩm đặc thù này, tỉnh Kon Tum sẽ gắn logo, tem chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ. Bà Trần Thị Tuyến, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum, cho hay chỉ những tổ chức, cá nhân tham gia Hội Sâm Ngọc Linh mới được sử dụng logo, tem và được công nhận chỉ dẫn dịa lý Ngọc Linh cho các sản phẩm. Nếu được quản lý, giám sát chặt chẽ, sâm Ngọc Linh giả sẽ hết "đất" sống trong tương lai gần. Tuy nhiên, do hiện nay các sản phẩm sâm Ngọc Linh có nguồn gốc chưa được bán ra thị trường nên dự kiến cuối năm 2018, logo mới được sử dụng.

Từ năm 1999, sản phẩm sâm Ngọc Linh đã được tỉnh Kon Tum quan tâm bảo tồn, phát triển. Đến Từ năm 2011, sâm Ngọc Linh chính thức được tỉnh xác định là 1 trong 9 sản phẩm chủ lực. Đến nay, tỉnh đã bảo tồn, trồng được 315,73 ha sâm Ngọc Linh (trong đó Nhà nước đầu tư 15,73 ha; tư nhân khoảng 300 ha) và hiện nay đang khẩn trương tổ chức sản xuất sản phẩm để đưa ra thị trường.

Giá trị kinh tế và dược liệu đặc hữu, quý hiếm của cây sâm Ngọc Linh đã được khẳng định và công nhận. Ngày 5/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia tại Quyết định số 787/QĐ-TTg. Sâm Ngọc Linh đã được Nhà nước cấp giấy đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ vào ngày 16/8/2016.

Kon Tum: Đẩy mạnh dự án tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận Sâm Ngọc Linh(VietQ.vn) - Thời gian tới, Sở KH&CN Kon Tum dự kiến tiếp tục triển khai thực hiện dự án tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang