'Soi' sức mạnh tên lửa Sarmat phiên bản mới lợi hại nhất thế giới của Nga

author 19:15 25/09/2016

(VietQ.vn) - Nga vừa cho phóng thử nghiệm tên lửa Sarmat có tổng trọng lượng 100 tấn có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa Sarmat có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới

Theo Infonet, dự kiến tên lửa Sarmat- một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa một tầng của Nga dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong quân đội khoảng những năm 2020 và thay thế tên lửa P-32M2 Voievoda (tên NATO là SS-18 Satan), được coi là tên lửa chiến lược tinh vi và lợi hại nhất trên thế giới.

Khác với tên lửa P-32M2, Sarmat không chỉ có trọng lượng nhẹ hơn và có tầm bắn xa hơn. Nếu Satan có thể bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 11.000km, Sarmat có thể bắn từ vị trí cách mục tiêu 17.000km. Điều này động nghĩa với việc nó có thể bắn đến bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới.

Tên lửa Sarmat của Nga

Tên lửa Sarmat của Nga. Ảnh: Infonet 

Thêm vào đó, tên lửa Sarmat sẽ được trang bị một đầu đạn chùm, bên trong chứa đến 15 đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn. Mỗi đầu đạn nhỏ này có sức công phá vào khoảng 150 đến 300 kiloton và có thể tấn công nhiều mục tiêu riêng biệt ngay khi được giải phóng. Chúng có thể đạt tốc độ tối đa vào ngưỡng Mach 5, và có thể đổi hướng để tránh né các hệ thống phòng không của đối phương.

Sự xuất hiện của tên lửa Sarmat không chỉ có mục đích thay thế tên lửa Satan sẽ hết hạn sử dụng khi hiệp ước START-3 kết thúc vào năm 2021, mà còn là phương án tiềm tàng để đẩy lui bất kể kẻ địch nào của Nga.

Phát triển tên lửa mới để vượt qua phòng thủ tên lửa Mỹ

Trước đó, Thanh Niên đưa tin, khi nói về hệ thống tên lửa liên lục địa của Nga, Thượng tướng Sergei Karakayev, chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga cho biết, Nga đang tích cực hoàn thiện các phương tiện vũ khí, khí tài để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Tiêm kích tối tân của Không quân Mỹ F-35A bị cháy khi đang tập trận(VietQ.vn) - Không quân Mỹ cho biết, chiếc F-35A đã bị cháy khi đang tham gia cuộc tập trận, rất may không có ai bị thương.

Theo ông, các khả năng tên lửa đạn đạo Nga được tăng cao là nhờ giảm được tiêu hao năng lượng ở block tăng tốc, đồng thời nhờ vào các dạng đầu đạn hạt nhân mới với đường bay khó dự đoán và dựa vào các phương tiện thông tin điện tử mới để vượt qua lá chắn tên lửa.

Ông cũng lưu ý rằng các tên lửa xuyên lục địa tương lai của Nga có thể đưa đầu đạn tới mục tiêu theo đường đạn đạo tối ưu về tiết kiệm năng lượng và tấn công từ nhiều hướng khác nhau, vì vậy đối phương buộc phải thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa hình vòng tròn.

Theo đó, vị tướng trên cũng tiết lộ, vào năm 2021 sẽ giảm số lượng các nhóm tên lửa chiến lược cơ động của RSMF.

"Các nhóm cơ động căn bản của Lực lượng sẽ là phức hợp tên lửa Yars. Theo kế hoạch tái cấu trúc vũ trang RSMF, đến năm 2021 loại tên lửa này sẽ thay thế, loại bỏ loại tên lửa di động mặt đất Topol sẽ lỗi thời ở thời điểm đó", ông nói.

Cũng theo lời tướng Karakayev, một số lượng lớn các phiên bản của hệ thống mới Yars kết hợp với việc lắp đặt các thiết bị điện tử hiện đại sẽ tăng cường khả năng xuyên thủng lá chắn, dù rằng lá chắn ấy cũng sẽ được cải tiến, hoàn thiện.

Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga

Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. Ảnh: Thanh Niên 

Tướng Karakayev cũng cho biết, theo tiến độ của kế hoạch tái vũ trang, tỉ lệ các loại vũ khí hiện đại trong Lực lượng tên lửa chiến lược sẽ đạt 70% vào năm 2018 (hiện nay chỉ mới đạt 56%). Nếu không phải thực hiện nghĩa vụ trong các hợp đồng quốc tế (bán vũ khí ra nước ngoài) thì kế hoạch này có thể hoàn thành sớm hơn nhiều.

"Trong mọi trường hợp, kế hoạch tái vũ trang lực lượng tên lửa chiến lược luôn được coi là ưu tiên hàng đầu, cung cấp một phần chủ yếu phương tiện cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ răn đe hạt nhân", tướng Karakayev nói thêm.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang