Tăng năng suất lao động: Tín hiệu vui từ thị trường
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt- Cần đánh giá tác động đa chiều, có cơ sở khoa học và thực tiễn
Ăn khoai tây thường xuyên với lượng vừa phải giúp tác động tích cực đến huyết áp cao
Quản lý chặt chẽ chất thải y tế tránh gây tác động xấu đến môi trường và con người
Những điểm tích cực và hạn chế của thị trường lao động tác động đến năng suất lao động
7 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục "bứt phá" với nhiều điểm sáng, trong đó thị trường lao động duy trì đà phục hồi. Điều này thể hiện qua tỉ lệ giải quyết việc làm ở các địa phương được cải thiện; số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp giảm; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dần phục hồi sau nhiều tháng gặp khó khăn, số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê chia sẻ, dự báo trong quý III và những tháng cuối năm thị trường lao động tiếp tục có những tín hiệu khả quan.
"Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, trong 10 năm trở lại đây tăng gần 1 triệu người, chính vì vậy lực lượng lao động được bổ sung tăng thêm gần 600 nghìn người. Thu nhập bình quân tháng người lao động tiếp tục cải thiện, tăng lên ở hầu hết các ngành kinh tế so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những điểm tích cực của thị trường lao động Việt Nam. Thông thường vào quý 4 hàng năm, nhiều doanh nghiệp gia tăng sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động thường cao hơn quý trước, tăng trong dịp Tết Nguyên đán và được ghi nhận qua nhiều năm".
Ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động.
Nhằm phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế, trong đó xác định thị trường lao động đóng vai trò trọng yếu của nền kinh tế như các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản…
Ông Phạm Hoài Nam cho rằng, đây sẽ là động lực để phát triển thị trường lao động trong những tháng còn lại của năm 2024 và những năm tiếp theo.
Tăng năng suất lao động sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có mức thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế được tăng lên. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. An sinh xã hội được bảo đảm, thu nhập và đời sống của người dân không ngừng cải thiện và nâng cao, xã hội ổn định, ngày càng tiến bộ.
Tuy nhiên, hiện nay kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Cơ cấu kinh tế chậm đổi mới, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn.
Nền kinh tế còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào gia tăng quy mô vốn và lao động, trong khi đó đóng góp của các yếu tố gắn trực tiếp với cải thiện chất lượng, nâng cao NSLĐ, năng lực cạnh tranh chưa tương xứng với kỳ vọng.
Chính vì vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện, từng bước nâng cao NSLĐ để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.
Hoàng Dương