Diện mạo vũ khí hạt nhân mang kho tên lửa mạnh chưa từng có trong lịch sử Mỹ

author 19:30 31/08/2017

(VietQ.vn) - Tàu ngầm SSBN là một vũ khí Mỹ đang triển khai chế tạo có lượng choán nước lớn hơn khoảng hơn 2.000 tấn so với lớp tàu ngầm Ohio, đạt 20.815 tấn.

Dự án tàu ngầm hạt nhân SSBN tương lai của Mỹ được giới thiệu đầu tiên vào năm 2015. Vũ khí này được chế tạo để thay thế lớp tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Ohio hiện nay của Hải quân Mỹ.

Được biết, tàu ngầm hạt nhân SSBN tương lai của Mỹ sẽ sử dụng động cơ chạy điện thay thế cho cơ cấu cơ khí như các lớp tàu ngầm Ohio. Điều này sẽ giúp tàu ngầm hoạt động yên lặng hơn và khó bị phát hiện hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng động cơ chạy điện độc lập cung cấp động lực cho chân vịt cũng giảm chi phí bảo trì trong vòng đời sử dụng của tàu ngầm lớp SSBN (X) mới.

 Mô hình tàu ngầm SSBN tương lai của Mỹ. Ảnh: Zing News

 Mô hình tàu ngầm SSBN tương lai của Mỹ. Ảnh: Zing News

Trang thông tin NextBIG future cho biết, tàu ngầm lớp SSBN vẫn sử dụng tên lửa đạn đạo (SLBM) D-5LE Trident II như lớp Ohio, nhưng chỉ có 16 ống phóng (trên Ohio là 24 bệ phóng). Ngoài ra, đường kính thân lớp tàu ngầm hạt nhân tương lai của Mỹ cũng lớn hơn một chút so với lớp Ohio. Tuy mang ít tên lửa hơn, tàu ngầm lớp SSBN lại có lượng choán nước lớn hơn khoảng hơn 2.000 tấn so với lớp Ohio, đạt 20.815 tấn. Điểm khác biệt nữa là lò phản ứng hạt nhân trên SSBN sẽ không cần phải nạp nhiên liệu giữa vòng đời.

Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tàu ngầm SSBN đầu tiên vào năm 2021 và nguồn kinh phí dành cho phát triển lớp tàu ngầm này sẽ được giải ngân từ năm 2017.

Trong tương lai, toàn bộ 14 tàu ngầm nguyên tử lớp Ohio của hải quân Mỹ sẽ được thay thế bằng 12 tàu ngầm SSBN. Tổng chi phí đóng mới mỗi tàu ngầm SSBN, bao gồm cả chi phí phát triển, ước khoảng 11,7 tỷ USD.  Sau khi được tiếp nhận, SSBN sẽ phục vụ hải quân Mỹ tới năm 2080. Vòng đời của thế hệ tàu ngầm mới ước đạt 40 năm.

Video: Tên lửa Pukguksong-2 của Triều Tiên có thể khiến đối thủ ‘chết không kịp ngáp’Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, tên lửa Pukguksong-2 có thể làm thay đổi cuộc diện cho Triều Tiên trước các đối thủ.

Tuy nhiên, theo quy định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-II giữa Mỹ - Nga, mỗi bên sẽ duy trì không quá 14 tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo.

Hiện tại Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm lớp Ohio hoạt động với vai trò tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo, 4 tàu còn lại được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo Trident II có tầm phóng trên 12.000 km, mỗi tên lửa loại này có thể mang được 12 đầu đạn. Trong danh sách top 10 tàu ngầm hạt nhân chiến lược trên thế giới trong năm 2013, Mỹ đứng đầu với tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.

Tên lửa Trident II có thể tấn công các mục tiêu như những thành phố lớn, trung tâm kinh tế chính trị, khu vực đóng quân của đối phương, cảng biển, sân bay, khu dân cư. Nếu như tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa đạn đạo Trident II gồm 192 đầu đạn hạt nhân thì có sức công phá tương đương với 91.200 kT.Điều này có nghĩa là khi Mỹ bố trí tàu ngầm Ohio thì các mục tiêu của đối phương sẽ bị uy hiếp cực lớn.

Ngoài ra, tàu ngầm Ohio còn được trang bị hệ thống chỉ huy tác chiến CCSMK2-3, hệ thống khống chế phóng ngư lôi MK 118 và 154 tên lửa hành trình BGM-109, 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang