Tên lửa đạn đạo Agni-4 của Ấn Độ chính xác như tuyệt đối ở cự ly 4.000km

author 19:03 03/01/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa đạn đạo Agni-4 (Hỏa thần) đã được Ấn Độ vừa thử thành công mới đây có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 4.000km.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo Công an Nhân dân dẫn thông tin từ truyền thông Ấn Độ cho biết, vụ thử nghiệm vũ khí quân sự mới là tên lửa đạn đạo Agni-4 được thực hiện ở trường bắn nằm ngoài khơi bờ biển Odisha.

Nguồn tin Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Khoa học Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, tên lửa đạn đạo Agni-4 được bắn thử từ tổ hợp bệ phóng số 4 tại Trung tâm thử nghiệm vũ khí tích hợp (ITR) trên quần đảo Abdul Kalam vào lúc khoảng 11 giờ 55’  ngày 2/1 ( giờ địa phương).

Miêu tả vụ thử thành công, DRDO cho biết, đây là vụ thử lần thứ 6 đối với “Hỏa thần”, một loại vũ khí chiến lược mà Ấn Độ tự phát triển. Vụ thử cuối cùng được lực lượng chiến thuật đặc biệt (SFC) Quân đội Ấn Độ tiến hành vào ngày 9/11/2015 cũng thành công.

Cũng theo DRDO, tên lửa đạn đạo Agni-4 được trang bị hệ thống khí động học hiện đại và nhỏ gọn đạt độ phá hủy mục tiêu cực kỳ chính xác. Vũ khí quân sự này sở hữu những tính năng mới nhất để tự điều chỉnh và điều hướng trong khi bay sẽ làm rối loạn hệ thống phòng thủ của kẻ thù.

Cũng nhờ có hệ thống Điều hướng Quán tính bằng con quay hồi chuyển bằng ánh sáng laser (RINS) và được hỗ trợ bởi Hệ thống Điều hướng bằng GPS đảm bảo cho tên lửa phá hủy mục tiêu chính xác đến 99,9%.

Ngoài ra, vỏ đạn kháng nhiệt có thể chịu được nhiệt độ lên đến 4.000 độ C và đảm bảo cho chức năng khí động học hoạt động bình thường cùng với nhiệt độ bên trong không vượt quá 50 độ C. 

Tin tức trên báo Đất Việt, Ấn Độ sử dụng dòng tên lửa này ở vị trí trung gian giữa tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa. Để hoạt động trong quỹ đạo bay phức hợp, DRDO khẳng định, phần đầu đạn của Agni-IV có thể chịu được gia tốc lớn và nhiệt độ cao lên tới 3.000 độ C.

Trong quá khứ, Ấn Độ từng thực hiện 2 vụ thử Agni-4 vào tháng 11/2011 và tháng 9/2012. Quá trình phát triển Agni-4 sử dụng các công nghệ ứng dụng từ dòng tên lửa đạn đạo Agni-II.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-4 có khối lượng phóng 17 tấn, dài 20m. Agni- 4 thiết kế hai tầng động cơ nhiên liệu rắn và mang đầu đạn tấn công nặng 1 tấn.

Tên lửa đạn đạo Agni-4 có  tầm phóng 4.000km, đủ khả năng tấn công tới khu vực lân cận Bắc Kinh và uy hiếp tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc. Nó cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc.

Tên lửa diệt hạm Zircon Nga khiến mọi đối phương khó trốn thoát(VietQ.vn) - Tên lửa diệt hạm Zircon sẽ được Nga chế tạo có tính năng vượt trội siêu tốc nhất khiến mọi hệ thống phòng thủ không thể đánh chặn.

Thông tin trên báo Giáo Dục Việt Nam, Ấn Độ đã từng tuyên bố phát triển một loại tên lửa mới là Agni-6. Đây là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 10.000 km, sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng với tối đa 10 đầu đạn hạt nhân. Với trình độ công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm phát triển tên lửa đạn đạo tự thân của Ấn Độ, có thể khẳng định trong tương lai không xa Agni-6 sẽ được trình làng.

Chưa rõ tiến độ chế tạo loại tên lửa này đã đến giai đoạn nào nhưng cũng phải thừa nhận, mấy năm gần đây Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới, điều này chứng tỏ sự coi trọng của Ấn Độ đối với tiềm lực quốc phòng của họ.

Đồng thời với việc mua sắm rất nhiều vũ khí, trang bị, New Dehli còn rất nhiều hạng mục hợp tác chế tạo với nước ngoài (chủ yếu là Nga), ngoài ra họ còn nỗ lực tự nghiên cứu, phát triển một số hệ thống vũ khí đặc biệt quan trọng bao gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Điều này chứng tỏ, cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí hạt nhân, Ấn Độ đang ôm mộng trở thành lãnh tụ chính trị, quân sự của châu Á, mà muốn thực hiện được điều đó tất nhiên Ấn Độ phải là đối trọng của Trung Quốc với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 có tầm bắn trên 14.000km.

Báo cáo cho biết, Ấn Độ sẽ cơ bản hoàn thành giai đoạn tổ chức lực lượng hạt nhân của mình trước năm 2020 với lực lượng nòng cốt là vài trung đoàn tên lửa đạn đạo tầm xa và xuyên lục địa cùng với 4-5 tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược và lực lượng máy bay tiêm kích bom và ném bom chiến lược có khả năng mạng đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân để hình thành lực lượng hạt nhân “Tam vị nhất thể”.

Trước khi lực lượng hạt nhân “Tam vị nhất thể” được hình thành, tạm thời nòng cốt của lực lượng tên lửa Ấn Độ sẽ là loại Agni-6 với tầm bắn trên 1 vạn km. Sự ra đời của nó sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng quân sự ở khu vực châu Á, đưa Ấn Độ trở thành một quốc gia hàng đầu ở “lục địa Vàng”, với lực lượng vũ trang được phát triển toàn diện một cách thực chất.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang