Tên lửa LGM-30 Minuteman - vũ khí của Mỹ uy lực khủng khiếp

author 19:03 25/12/2016

(VietQ.vn) - Tên lửa LGM-30 Minuteman có khả năng mang đầu đạn hạt nhân do hãng Boeing của Mỹ sản xuất dù đã trải qua nửa thế kỷ nhưng vẫn uy lực khủng khiếp.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa LGM-30 Minuteman có tầm bắn khủng

Gần 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải nhưng tên lửa LGM-30 Minuteman vẫn là trụ cột không thể thay thế trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ, theo báo An Ninh Thủ Đô.

Tên lửa LGM-30 Minuteman-I là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu ra đời vào năm 1962. Đây còn là loại tên lửa chỉ phóng được 1 đầu đạn thông thường; phiên bản nâng cấp tiếp theo của nó là Minuteman-II cũng thuộc loại đầu đạn đơn nhưng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sản xuất năm 1965.

Tên lửa LGM-30 Minuteman có tầm bay cao tối đa 1120km. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Tên lửa LGM-30 Minuteman có tầm bay cao tối đa 1120km. Ảnh: An Ninh Thủ Đô

Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-III hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ.

Tên lửa LGM-30 Minuteman có trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Điểm khác biệt của Minuteman-3 so với 2 phiên bản trước là ngoài phương thức phóng từ giếng phóng nó còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.

Loại tên lửa này áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87 với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu từ 85 - 450m.

Loại tên lửa này bao gồm 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn; mỗi tầng tương ứng với một  loại động cơ đẩy, chỉ sử dụng trong một giai đoạn bay, sau đó sẽ tách ra và rơi xuống. Giai đoạn 1 sử dụng động cơ Thiokol TU-122 (M-55); giai đoạn 2 là động cơ Aerojet-General SR-19-AJ-1, còn giai đoạn 3 sử dụng Aerojet/Thiokol SR73-AJ/TC-1 làm động cơ đẩy.

Đơn giá mỗi quả tên lửa Minuteman-III vào khoảng hơn 7 triệu USD, hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.

Tên lửa hành trình Tomahawk ‘huyền thoại’ không đối thủ của Mỹ(VietQ.vn) - Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có khả năng bắn trúng mục tiêu với sai số cực nhỏ bậc nhất thế giới.

Tên lửa có công nghệ dẫn hướng tối tân nhất thế giới

Nói tới tên lửa trên, theo tìm hiểu của báo Đất Việt, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman- III là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân trên đất liền của Mỹ. Tuy nhiên, tên lửa được trang bị hệ thống dẫn hướng mới tinh vi hơn song vẫn giữ lại hệ thống dẫn hướng con quay laser hồi chuyển. Quá trình sản xuất tên lửa kéo dài đến năm 1978 thì dừng hẳn, từ đó đến nay không có thêm tên lửa mới nào được sản xuất.

Tuy đã ngưng sản xuất 35 năm qua nhưng Mimuteman-III vẫn liên tục được cập nhật các công nghệ mới và là ICBM có công nghệ dẫn hướng tối tân nhất thế giới. Hiện nay chưa một loại tên lửa mới nào được sản xuất sau này vượt qua được Minuteman-III về độ tinh vi trong công nghệ dẫn hướng.

Tên lửa Tên lửa LGM-30 Minuteman có công nghệ dẫn hướng tối tân nhất thế giới. Ảnh: Đất Việt

Tên lửa Tên lửa LGM-30 Minuteman có công nghệ dẫn hướng tối tân nhất thế giới. Ảnh: Đất Việt

Theo báo cáo trong khuôn khổ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START-II giữa Nga - Mỹ, hiện tại lực lượng tên lửa chiến lược Mỹ có 530 tên lửa Minuteman-III được bố trí trong các silo bên trong lòng đất tại các căn cứ F.E. Warren AFB, bang Wyoming, căn cứ Malmstrom AFB, bang Montana và Minot AFB, bang North Dakota.

Không quân Mỹ đã có kế hoạch nâng cấp các tên lửa Minuteman-III để kéo dài thời gian sử dụng đến năm 2030. Đến nay Mỹ vẫn chưa công bố ý định có phát triển thêm loại ICBM mới nào hay không.

Tuy nhiên, toàn bộ số ICBM của Mỹ đều được triển khai từ các silo phóng cố định trong lòng đất. Điều này khiến khả năng giữ bí mật vị trí phóng tương đối hạn chế.

Trước thực tế này, nhà phân tích James Hasik – thành viên cao cấp tại Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế cho rằng, để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng tên lửa hạt nhân, Mỹ cần cơ động hóa chúng tương tự các ICBM di động của Nga. Các tên lửa đặt trên xe phóng cơ động hoặc trên đường sắt sẽ ít tốn kém hơn so với các tên lửa đặt trên tàu ngầm.

Các tên lửa di chuyển liên tục cũng làm giảm nguy bị tấn công hạt nhân vì vị trí phóng liên tục thay đổi, đảm bảo yếu tố bí mật. Việc đặt các tên lửa lên xe phóng cơ động chắc chắn không phải là vấn đề quá khó khăn đối với Mỹ, vì ngay cả Triều Tiên cũng có thể thực hiện điều này.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang