“Thần y” chữa ung thư xứ Mường

author 16:50 07/06/2013

(VietQ.vn)-Bằng bài thuốc gia truyền của dòng họ, bà lang Hà Thị Tiến ở xóm Lồ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã cứu sống được những người bị sơ gan cổ trướng, ung thư phổi...

Sự kiện: Bệnh ung thư và cách phòng tránh

Nữ thầy thuốc ẩn dật

Men theo con đường nhỏ vào trong làng Lồ, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, chúng tôi thấy một người phụ nữ dáng người mảnh mai, gầy guộc đang cẩn thận hái cây cỏ ven rừng.

Người đó chính là bà Hà Thị Tiến (SN 1952) nhưng dân xóm Lồ đều gọi bà là “mế” bởi bà nổi tiếng là một thầy thuốc “mát tay”.

Khi được hỏi chuyện về nghề bốc thuốc, bà Tiến tiết lộ: “Từ xưa tới nay, trong làng tôi hễ có ai đau ốm gì thường đến đây xin thuốc, chữa khỏi bệnh thì người dân đem con gà, chai rượu đến để đặt lễ gia tiên, tạ ơn ông bà ông vải đã phù hộ cho con cháu cứu nhân độ thế. Đến nay cái nghề thầy lang đã lưu truyền trong gia đình được 8 đời”.ư

Bà Tiến dùng những loại thảo dược quí trong rừng để chữa bệnh cho người dân
Bà Tiến dùng những loại thảo dược quí trong rừng để chữa bệnh cho người dân

 

Gặp những nhân chứng đã từng được bà Tiến cứu sống chúng tôi mới thực sự cảm phục tài nghệ chữa bệnh của bà lang xứ Mường.

Tuy nhiên bà Tiến vẫn khiêm tốn bảo: “Không phải ai tôi cũng có thể cứu được, quan trọng là thuốc hợp với từng người, người nào tinh thần thoải mái, thanh thản cộng với sự may mắn thì sẽ nhanh khỏi bệnh”...

Nhiều người cứ nghĩ bà Tiến cứu sống được nhiều người thì sẽ được trả ơn hậu hĩnh, ấy vậy nhưng sự thật không phải vậy, người được cứu sống đều là dân nghèo, họ cảm tấm lòng bà Tiến thì đem cơi trầu, chén rượu sang cúng tổ tiên...

Chỉ vậy thôi mà bà cảm thấy đó là cái phúc lớn của gia đình, dòng họ. Thế nên mấy chục năm bốc thuốc cứu người, bà Tiến vẫn phải ở trong ngôi nhà sàn cũ kỹ, đơn sơ ẩn dật phía sau lũy tre làng Lồ.

Theo bà Tiến thì gia đình bà chọn người kế nghiệp thầy lang rất công phu, hà khắc. Người kế nghiệp không kể con dâu, con trai, người trẻ hay già...

Thầy lang sẽ chọn ra 10 người trong dòng họ mà thầy ưng ý nhất, đó là những người sáng dạ, thông minh, nhanh nhẹn, là người điềm tĩnh và biết thương người. 10 người này sẽ được thầy lang gọi tập trung để dự một khóa học trong vòng 3 ngày.

Mỗi ngày thầy sẽ dạy 2 – 3 bài thuốc, sau đó 10 người này phải tự lên rừng tìm đủ mọi loại cây thuốc mà thầy đã dạy. Nếu ai tìm đúng, đủ và thông thạo cách trộn thuốc thì sẽ là người kế nghiệp thầy lang, sẽ được thầy tiếp tục truyền dạy cho những kinh nghiệm bốc thuốc, kinh nghiệm đi rừng, vị trí phân bố của từng loại cây thuốc.

Thậm chí, thầy lang còn dạy cả dạo đức người bốc thuốc là phải nhiệt tình với bà con, không được thấy người ta nghèo mà chê, chữa bệnh không nhiệt tình, thấy giầu mà tham...

Bà Tiến nhớ lại cuộc thi chớp nhoáng hồi đó: “Tôi chỉ là con dâu trong nên bảo leo đồi, núi đi bốc thuốc thì thấy ngại ngại, nhưng mà thầy đã gọi học rồi thì đó là một vinh dự lớn nên tôi quyết định tham gia cuộc thi tuyển thầy lang. Tôi cũng không ngờ rằng sau cuộc thi chớp nhoáng 3 ngày, tôi được chọn làm người kế nghiệp thầy lang của dòng họ. Sau lần thi đó, tôi phải mất thêm 10 năm nữa để tiếp tục học hỏi và nhớ được hàng trăm cây thuốc cũng như cách trộn, pha chế các loại cây thuốc với nhau để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất”.

Giành giật sự sống với “tử thần”

Chúng tôi không mấy khó khăn để tìm gặp những người đã từng được bà Tiến cứu sống, trường hợp của ông Bùi Văn Phiền cùng xóm Lồ là một trường hợp điển hình nhất.

Nhà ông Phiền nằm phía sau nhà bà Tiến, từ khi bị bệnh sơ gan cổ trướng, ông chuyển ra một ngôi nhà nhỏ chơ vơ giữa cánh đồng thuộc xóm Lồ để chăm sóc ao cá.

Không những dính phải trọng bệnh sơ gan cổ trướng, ông Phiền còn bị cả bệnh hạch, những u, hạch mọc khắp cơ thể phát triển ngày càng nhanh và đau nhức suốt ngày đêm.

Vì bị hai bệnh này nên có lúc ông Phiền sắp về với tổ tiên. Thậm chí, gia đình ông đã gọi con cháu, anh em họ hàng đến bù hơi chực ngày ông chết. Ấy thế nhưng tử thần không thể cướp ông đi vì được bà Tiến cứu chữa.

Vợ ông Phiền kể lại cùng chúng tôi: “Ban đầu tôi sang nhà bà Tiến lấy thuốc là lấy vậy, ông nhà tôi sống được ngày nào hay ngày nấy chứ đâu có nghĩ là sẽ khỏi bệnh, không ngờ chỉ sau mấy tháng uống thuốc, ông ấy không đau bụng, chán ăn nữa mà có thể dậy đi cày, đi cắt cỏ cho cá ăn... Việc này khiến cả gia đình tôi ngỡ ngàng cứ như là mình đang mơ vậy”.

Gặp chúng tôi, ông Phiền không giấu nổi sự sung sướng khi từ cõi chết trở về: “Lúc bị sơ gan cổ trướng thì bụng tôi trướng lên như bà chửa, người mệt rã rời, không ăn uống được gì. Tôi nghĩ nếu có cầm cự thì chỉ sống được khoảng một tháng nữa là kết thúc cuộc đời".

Thấy thế, vợ ông Phiền đến nhờ bà Tiến bốc thuốc nam về uống ngày 3 lần, ở ngoài lại phải bó một đống lá thuốc để chữa bệnh hạch. Ông Phiền kể lại " Lúc đó chiều lòng vợ, con tôi uống vậy chứ chẳng hy vọng sống được nữa. Tôi uống thuốc liên tục khoảng 1 tuần thì thấy đỡ đau gan, và bụng không căng thêm nữa, đến hết tháng thứ hai thì bụng xẹp dần và ăn được cơm, nhưng người vẫn mệt mỏi. Đến tháng thứ ba thì bụng tôi xẹp hẳn các cơn đau giảm dần. Đến nay qua 5 tháng dùng thuốc tôi không đau bụng nữa. Còn bệnh hạch thì sau khi đắp thuốc khoảng 2 tháng các hạch bị thối ra và chuyển thành dạng mủ”.

Nói rồi, ông Phiền cở áo cho chúng tôi xem những vết thương đang mọc da non trên khắp cở thể, da dẻ hồng hào khiến người nào lần đầu tiên gặp không nghĩ ông là người bị bệnh gan.

Ông bày tỏ: “Nếu không có bà Tiến thì chắc giờ này tôi đã thịt nát xương tan dưới ba mét đất rồi chứ đâu có được ngồi uống nước chè, câu cá tao nhã như ngày hôm nay nữa”.

Ngoài bệnh sơ gan cổ trướng, hạch bà Tiến còn chữa khỏi cho những người bị bệnh ung thư phổi, viêm phổi, ung thư vòm họng, thậm chí có người thối hết cả cổ họng rồi nhưng khi uống thuốc của bà Tiến một thời gian ngắn là khỏi.

Những người đó còn đem con gà, đùm xôi đến nhà Tiến để thắp hương tổ tiên, tạ ơn thầy thuốc...

Nói về những loại thuốc quí, bà Tiến tiết lộ: “Một số vị thuốc cực quí hiếm đó là lá đu đủ rừng, xạ đen, tóm tép, quýt đốm núi đá, lá ngón độc (lá ngón chỉ dùng đắp ngoài da)... Những loại cây này đang bị khai thác cạn kiệt khiến tôi rất khó khăn trong việc bốc thuốc chữa bệnh, thậm chí là phải mua lại của người  với giá vài trăm ngàn đồng/1kg...”

Phong Thu


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang