Thêm nhiều đồ vật sử dụng trong nhà tiềm ẩn chất độc hại gây ung thư

author 07:15 12/09/2021

(VietQ.vn) - Nhiều người không biết rằng có rất nhiều đồ vật xung quanh nhà tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe nhưng lại vô tình dùng hàng ngày.

Formaldehyde trong ván dăm, ván ép

Trong ngôi nhà có thể đang tồn tại những tác nhân gây ung thư mà không thể ngờ tới. Một trong số đó có thể kể đến như formaldehyde (CH2O) - một chất độc hay được gọi là metan, ở nhiệt độ thường formaldehyde là chất khí không màu, có mùi hắc, gây khó chịu. Formaldehyde có thể đi vào cơ thể thông qua không khí, thức ăn, nước và da.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài vẫn sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như gây ung thư, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi. Không những vậy, formaldehyde còn là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, gây hại cho bào thai, gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng.

Formaldehyde đang ẩn náu ở nhiều nơi không thể ngờ tới. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, formaldehyde có trong ván dăm, ván ép, ván sợi, keo và chất kết dính, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt...

Nệm cũ có thể gây dị ứng, hen suyễn do chứa nhiều chất chống cháy ete diphenyl polybrominated

Theo Tiến sĩ John D. Ramirez tại Viện Khoa học chỉnh hình Florida (Mỹ), các tấm nệm cũ thường tồn đọng tế bào chết từ da, hoặc bụi bẩn có thể gây dị ứng da, hen suyễn.

Nhiều đồ vật trong nhà tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Ảnh minh họa 

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết nệm cũ còn có thể giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây hại cho con người. Một số VOC nguy hiểm như benzen, acetaldehyde và formaldehyde có khả năng gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Trong khi đó, bộ Y tế bang Washington (Mỹ) cảnh báo một số loại nệm cũ chứa nhiều chất chống cháy ete diphenyl polybrominated (PBDEs). Việc hít phải chất này có thể gây tổn thương não, bệnh tuyến giáp, giảm khả năng sinh sản.

Bát giả sứ kém chất lượng chứa chất formaldehyde gây ung thư

Loại bát này có giá thành hợp lý, rất nhẹ nhàng khi sử dụng nên được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine, chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C. Khi được sử dụng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy, tạo thành nhiều chất có hại, trong đó có chất gây ung thư formaldehyde.

Rèm cửa, thảm trải sàn ẩn chứa chất cadmium- kim loại nặng độc hại

Đây là những đồ vật ít được vệ sinh nhất trong nhà. Thế nhưng, cadmium và các sản phẩm phụ khác của khói thuốc lá lại có thể len lỏi và lưu lại rất lâu trên bề mặt mềm như rèm cửa hoặc thảm trải sản.

Tờ The Healthy cho biết cadmium là kim loại nặng độc hại thường được sử dụng trong các loại pin. Đây cũng là chất độc hại có trong thuốc lá, có thể gây ung thư cho người. Dù mùi khói thuộc trong nhà đã bị “đánh bay”, nguy cơ gây ung thư vẫn còn.

Đèn ngủ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Ánh sáng phát ra từ đèn ngủ là một loại ánh sáng nhân tạo, có thể ảnh hường trực tiếp tới cấu trúc não bộ, can thiệp tới sự sản sinh melatonin - một loại hormone quan trọng với hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm. Melatonin tiết ra quá ít sẽ khiến cơ thể dễ bị bệnh, đau ốm, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Một khảo sát trên hơn 450.000 người được công bố trên tạp chí Cancer (Mỹ) cho thấy bật đèn quá sáng khi ngủ sẽ tăng 55% nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Đối với phụ nữ, việc này còn tăng nguy cơ ung thư biểu mô nhú và ung thư vú lên 14%.

Tivi và máy tính trong phòng ngủ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu do nhiễm điện từ

Khi đặt TV và máy tính gần đầu giường sẽ ở trong môi trường "trường điện từ tần số cực thấp" trong một thời gian dài, dễ dẫn đến bệnh bạch cầu hoặc ung thư tuyến giáp.

Cánh cửa tủ lạnh có nguy cơ sản sinh nấm mốc

Phần gioăng cửa tủ lạnh đóng vai trò quan trọng giúp tủ lạnh hoạt động hiệu quả. Thế nhưng, bộ phận này lại có nguy cơ sản sinh nấm mốc lớn nhất. Theo kết quả một cuộc khảo sát của Đại học Arizona (Mỹ), xác suất phát hiện nấm mốc trên gioăng cửa tủ lạnh là 83%. Các loại nấm mốc này có thể gây ung thư cho con người. Mỗi khi bạn mở tủ lạnh, chúng lại có cơ hội phát tán ra môi trường trong nhà.

Một số loại quần áo

Formaldehyde thường được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em để chống nhăn, chống co rút, chống cháy, giúp giữ vải in hoặc màu nhuộm bền màu.

Tuy nhiên trong quá trình trẻ sử dụng, chất formaldehyde trên quần áo này có thể đi vào cơ thể qua mồ hôi, hoặc có thể xâm nhập qua nước bọt khi trẻ cắn. Nó có thể gây dị ứng, hoặc làm hỏng hệ thống nội tiết, thần kinh và miễn dịch, hoặc thậm chí phá hủy gen và gây ung thư.

Trong quá trình trẻ sử dụng, chất formaldehyde trên quần áo này có thể đi vào cơ thể qua mồ hôi, hoặc có thể xâm nhập qua nước bọt khi trẻ cắn. Vì vậy, khi mua quần áo trẻ em, phụ huynh nên chọn những nhãn hiệu thời trang uy tín, càng ít in hoạ tiết càng tốt. Trước khi cho con mặc đồ mới cần phải giặt sạch và phơi khô.

Ốp điện thoại kém chất lượng

Đài CCTV Trung Quốc từng thực hiện một thí nghiệm trên 3 chiếc ốp điện thoại theo từng loại chất liệu: nhựa, silicone và da... Khi nhiệt độ trong cabin thí nghiệm được tăng lên 45 độ C, các nhà khoa học phát hiện ra từ những chiếc ốp điện thoại này có phát ra một loại một khí rất độc, đó chính là formaldehyde.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang