Thiếu nữ bỏng nặng do dỡ chùm bóng bay chứa khí hydro phát nổ

author 07:09 26/05/2022

(VietQ.vn) - Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị bỏng nặng do chùm bóng bay chứa khí hydro phát nổ.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang cho biết, đơn vị tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng bỏng vùng mặt, 1/3 dưới cánh tay hai bên, hai cẳng tay phồng rộp, loét chợt da, đau nhức, được chẩn đoán bỏng độ II, III (diện tích khoảng 7%).

Trước đó tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng đã tiếp nhận 3 trường hợp bị bỏng nặng do nổ bóng bay bơm khí hydro, trong đó có một trường hợp nam bệnh nhân (người bơm bóng) bị nổ mù mắt.

Theo chia sẻ của bệnh nhân Mai Phương L. (sinh năm 1995, đang là sinh viên ở Hà Nội): "Chị bị tai nạn khi đang tổ chức một sự kiện nhân ngày 14/2 cho các hội viên ở công ty. Khi đó chúng tôi chuyển bóng bong sang phòng có điều hòa, khi thay đổi môi trường bóng giãn nở đột ngột và bị nổ, khi đó 55 quả bóng bay đang được để trong một túi bóng, vì thế tôi lĩnh trọn “trái bom” bóng bay đó”.

 Cẩn trọng khi dùng bóng bay chứa khí hydro vì dễ cháy nổ

Cũng theo chị L: "Khi đó, ngoài bản thân bị nạn, một số người xung quanh cũng bị ảnh hưởng, nhưng do họ đứng ở xa hơn nên chỉ bị cháy xém tóc. Thực ra, lúc đó trong đầu mình không có bất kì khái niệm nào về những vụ nổ như thế, có thể nó đã xảy ra rồi hoặc chưa nhưng thực sự thời điểm ấy mình không biết về nó".

Được biết, hôm xảy ra tai nạn, chị L. đeo kính cận nên mắt không bị tổn thương, tuy nhiên do áp lực quá nặng nên lớp kính đã không chịu được sức ép của vụ nổ nên đã vỡ tung cả tròng ngay sau đó. 

Cũng đang điều trị tại khoa Bỏng (Bệnh viện Xanh Pôn), chị Dương Thị Minh (sinh năm 1984, ở Hàng Ngan – Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng đã chịu những cơn đau xé da, xé thịt vì bị bỏng bóng bay.

Chị Minh chia sẻ: “Hôm đó gia đình chị làm mừng thọ cho bà, chị là người phụ trách phần trang trí bóng bay, khi đang tháo bóng để trang trí thì bất ngờ chúm bóng hơn 20 quả phát nổ, khi đó tôi đang ôm bóng ở phần ngực. Không chỉ có vậy, vụ nổ còn gây cháy khiến tóc và cả quần áo. Ngay sau đó, gia đình đưa tôi đi cấp cứu trong tình trạng rất đau đớn. Rất may mắn hôm đó trẻ con đứng xa khi vực chùm bóng bay, nếu không vụ tai nạn sẽ càng thương tâm hơn".

Thông tin cụ thể về trường hợp bóng bay tại sao dễ phát nổ, bác sĩ Quàng Văn Hải, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, bóng bay bơm khí hydro được sử dụng nhiều để trang trí nhất là vào dịp gặp mặt, kỷ niệm của học sinh cuối cấp (vào tháng 5 - 6 hàng năm) hoặc vào các dịp lễ Tết, sinh nhật.

Mặc dù bóng bay bơm khí hydro rất nguy hiểm nhưng không ít người dân lại chủ quan, không nhận thấy mối nguy của nó. Khí hydro nhẹ, cấu trúc phân tử bé nên bơm vào bóng bay thẩm thấu cực nhanh và có thể nổ mà không cần nguồn lửa. Ví dụ, bóng tiếp xúc với bóng đèn hay người dân cầm bóng ngoài trời nắng cũng có thể khiến vật này phát nổ.

Do khoảng cách cầm bóng rất gần nên tai nạn xảy ra thường gây cháy tóc, bỏng mặt, mù mắt. Mặc dù vết bỏng không sâu nhưng hay gặp ở những vị trí như đầu, mặt, cổ, tai và hai bàn tay... gây mất thẩm mỹ.

Bác sĩ khuyến cáo thanh thiếu niên và trẻ nhỏ không nên chơi bóng này. Nếu không may bị bỏng do khí hydro, nạn nhân cần làm mát vết thương bằng nước mát trong thời gian từ 15-20 phút để giúp giảm đau và giảm thương tổn, sau đó đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ điều trị đúng cách.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang