Thử nghiệm thành thạo – công cụ quan trọng kiểm soát chất lượng
Xe khách cần theo dõi tình hình thời tiết, sạt lở trước khi bắt đầu hành trình
Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng
Quản lý danh tính với loạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin
Tham dự có TS. Hà Minh Hiệp – Quyền Chủ tịch Ủy ban, cùng đại diện các đơn vị trực thuộc theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chia sẻ tại buổi thảo luận chuyên môn, đại diện Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 cho biết, thử nghiệm thành thạo là hoạt động đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua các so sánh liên phòng. So sánh liên phòng là việc tổ chức thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu thử hoặc trên mẫu thử tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện xác định trước.
Hiện nay, thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng được biết đến như là công cụ quan trọng đảm bảo kết quả và kiểm soát chất lượng các phòng thử nghiệm/thí nghiệm. So với công cụ đảm bảo chất lượng khác, do tính khách quan, độc lập nên thử nghiệm thành thạo ngày càng được các phòng thử nghiệm quan tâm, sử dụng rộng rãi.
Buổi thảo luận chuyên môn diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO/IEC 17043, vị này cho biết, ISO/IEC 17043:2023 Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu chung đối với thử nghiệm thành thạo chính thức được ban hành ngày 9 tháng 5 năm 2023. So với phiên bản năm 2010, phiên bản năm 2023 có sự khác biệt về: Nhà cung cấp TNTT phải theo dõi các hoạt động và mối quan hệ để nhận diện nguy cơ đe dọa đến tính khách quan. Việc theo dõi này bao gồm cả theo dõi các mối quan hệ của từng nhân sự; Phải có sự cách ly hiệu lực giữa khu vực lân cận có các hoạt động không tương thích.
Phải thực hiện hành động nhằm ngăn ngừa việc nhiễm chéo, nhiễu hay gây ảnh hưởng đến hoạt động TNTT; Nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo phải thông báo trước và bằng văn bản cho các bên tham gia về sản phẩm và dịch vụ đang hoặc có thể sử dụng nhà thầu phụ nếu sản phẩm và dịch vụ này ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hoạt động TNTT; Nhà cung cấp thử nghiệm thành thạo phải chịu trách nhiệm với các bên tham gia và những khách hàng về công việc của nhà thầu phụ;
Nhà cung cấp TNTT phải sẵn có thông tin chi tiết về chương trình TNTT. Thông tin bao gồm: Mục đích và chi tiết về chương trình, tiêu chí đối với PTN tham gia, tiêu chí xác định giá trị ấn định và đánh giá kết quả, thỏa thuận bảo mật, các mốc thời gian thực hiện, phí tham gia, chi tiết và cách thức đăng ký;
Trước khi bắt đầu chương trình TNTT, nhà cung cấp TNTT phải có kế hoạch bằng văn bản đề cập tới mục tiêu, mục đích và thiết kế cơ bản của chương trình TNTT gồm những thông tin dưới đây và lý do lựa chọn hay loại trừ của mình khi thích hợp: xử lý kết quả từ các phương pháp thử khác nhau được chấp nhận trong chương trình TNTT;
Khi thiết kế phân tích thống kê, nhà cung cấp TNTT phải đưa ra xem xét thận trọng về: quy trình xử lý kết quả của PTN tham gia từ các phương pháp thử khác nhau, không tương đương về mặt kỹ thuật, được chấp nhận trong chương trình TNTT; Nhà cung cấp TNTT phải có quy trình xử lý kết quả từ phương pháp thử khác nhau, trong các chương trình TNTT cho phép PTN tham gia áp dụng nhiều phương pháp thử khác nhau.
Về quy định liên quan đến hoạt động TNTT, vị này cho hay, về tiêu chuẩn quốc tế: TCVN 17025:2017 – Điều 7.7.2: PTN phải theo dõi kết quả thực hiện của mình thông qua việc so sánh với kết quả của các PTN khác, khi sẵn có và thích hợp. Về cơ quan công nhận: BoA: AR 05: Công nhận lần đầu: tối thiểu 01 chương trình/lĩnh vực; Trong chu kỳ công nhận 5 năm, tối thiểu 02 chương trình/lĩnh vực; AOSC: SR-01: Ít nhất 1 năm/1 lần/ lĩnh vực con.
Về cơ quan quản lý: Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018: “Phải thực hiện việc thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đối với phương pháp thử của sản phẩm, hàng hóa đăng ký chỉ định”; Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013 - Điều 5: “Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với ít nhất một chỉ tiêu/ phép thử đăng ký chỉ định”; Nghị định 62/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 – Điều 5.2: “Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký”; Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 – Điều 21: “Tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải tham gia các chương trình TNTT do đơn vị có năng lực phù hợp theo ISO/IEC 17043:2010 tổ chức”. Trong đó có quy định rõ tần suất tham gia trên từng nhóm chỉ tiêu, như “Tham gia tối thiểu 01 lần/năm đối với các thông số đã được chứng nhận thuộc nhóm thông số kim loại”.
Trong năm 2024, QUATEST 3 duy trì tổ chức các chương trình TNTT trong lĩnh vực vi sinh và hóa. Tính đến tháng 08/2024, đã tổ chức được: Vi sinh (32 CT), Hóa (26 CT), khác (Thép, xi măng, cáp điện…) (12 CT). Trong đó có chương trình TNTT cho các nhóm sản phẩm do Bộ KH&CN quản lý (xăng, dầu diesel, cáp điện, thép làm cốt bê tông, thép không gỉ, dầu nhờn). Đầu năm 2024, QUATEST 3 cũng tổ chức 02 chương trình theo đề nghị của Vụ Hợp chuẩn hợp quy là: An toàn đồ chơi trẻ em (Phtalat trong vật liệu nhựa) và An toàn điện (Bàn là điện).
Đại diện QUATEST 3 cũng đề xuất cơ quan quản lý có kế hoạch ngân sách thích hợp cho việc nghiên cứu, duy trì tổ chức các chương trình TNTT miễn phí cho các PTN đã được chỉ định trong phạm vi các sản phẩm do Bộ KH&CN quản lý; Hợp tác với các tổ chức nước ngoài như IFM để có thể học hỏi thêm kinh nghiệm, đào tạo thêm chuyên gia; Đề xuất nghiên cứu và phát triển các chương trình TNTT trong năm 2025 – 2026 về an toàn đồ chơi trẻ em, an toàn điện, sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED.
Hà My